Chương trình đào tạo Quản trị kinh doanh được thiết kế nhằm mục tiêu giúp người học sau khi ra trường có tư duy kinh tế, kinh doanh và quản lý một cách khoa học, hệ thống; hiểu biết sâu sắc cả về lý luận và thực tiễn chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý; có khả năng làm việc ở môi trường trong nước và quốc tế. Có khả năng tạo lập, tổ chức, quản lý, điều hành, phát triển thực tế hoạt động kinh doanh và quản lý trên cơ sở hệ thống lý thuyết và thực tiễn được trang bị. Có tác phong và thái độ làm việc chuyên nghiệp, trách nhiệm, nhiệt tình và hòa đồng; có khả năng làm việc nhóm; nhận thức được các vấn đề về văn hóa, dân tộc trong các hoạt động kinh tế, kinh doanh.
3.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp
3.2.2. Kỹ năng mềm
Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo về quản trị kinh doanh; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.
Chương trình nhằm đạo tạo ra các cử nhân kế toán (kế toán doanh nghiệp, kế toán hành chính sự nghiệp và kế toán tổng hợp) theo hướng tăng cường ứng dụng thực hành, có phẩm chất đạo đức, chính trị tốt, có tác phong và thái độ làm việc chuyên nghiệp, có kiến thức, kỹ năng nghiệp vụ và kỹ năng mềm cần thiết đáp ứng được các yêu cầu công việc trong lĩnh vực tài chính kế toán.
Sinh viên sau khi ra trường có thể đảm nhiệm nhiều vị trí, vai trò khác nhau để làm những công việc liên quan đến tài chính kế toán và các công việc khác trong các doanh nghiệp, trong đơn vị HCSN, đơn vị xã, phường, thị trấn, hợp tác xã và các tổ chức khác hoặc tự khởi sự kinh doanh, lập nghiệp trong lĩnh vực kinh tế. Cụ thể như:
Có năng lực tổ chức thực hiện công việc và chịu trách nhiệm về kết quả công việc, tự chủ được công việc và có thể hướng dẫn cho người khác làm công việc chuyên môn về tài chính kế toán. Có thể định hướng, ra kết luận chuyên môn về tài chính kế toán, bảo vệ kết quả chuyên môn và quan điểm về kế toán. Có khả năng điều hành, điều phối công việc, phát huy trí tuệ tập thể. Có năng lực đánh giá, cải thiện hiệu quả công việc kế toán và công việc khác trong đơn vị.
Có lập trường tư tưởng vững vàng; có ý thức trách nhiệm trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc; Nắm vững kiến thức và kỹ năng chuyên môn; Có đạo đức nghề nghiệp; Có khả năng làm việc tập thể; thích nghi với công việc ở từng hoàn cảnh cụ thể như cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp, htx hoặc tự chủ công việc.
Người học sau khi tốt nghiệp chuyên ngành chăn nuôi, ngoài việc có thể tự kinh doanh và sản xuất con giống, thức ăn chăn nuôi thì có khả năng đảm nhận công tác tại các vị trí như quản lý, điều hành sản xuất, kinh doanh, cán bộ kỹ thuật, cán bộ nghiên cứu, cán bộ giảng dạy... trong các đơn vị như sau:
3.1.1. Khối kiến thức chung
3.1.2. Khối kiến thức chung của cơ sở ngành
3.1.3. Khối kiến thức chung của chuyên ngành
3.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp
3.2.2. Kỹ năng mềm
Có khả năng làm chủ bản thân và làm chủ công việc trong lĩnh vực chăn nuôi.
Có thái độ tốt đối với nghề nghiệp và có đạo đức nghề nghiệp.
Có trách nhiệm đối với các công việc do mình xử lý.
Đào tạo kỹ sư Nông học có đầy đủ kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. Biết cách chọn lựa cây trồng, gieo trồng, chăm sóc, bảo vệ cây trồng và kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm trồng trọt có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững.
3.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp
3.2.2. Kỹ năng mềm
Có năng lực tự học, tự nghiên cứu để nâng cao hiểu biết của bản thân về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Người học chủ động tham gia vào quá trình học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm. Từ đó có có khả năng lập kế hoạch, có tư duy sáng tạo, có khả năng phối hợp và làm việc theo nhóm tốt, nhanh chóng thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau sau khi tốt nghiệp ra trường.
Đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học có kiến thức và kỹ năng về Bảo vệ thực vật; có thái độ lao động nghiêm túc và có đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ; có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ Bảo vệ thực vật nhằm tạo ra các sản phẩm trồng trọt có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững.
3.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp
3.2.2. Kỹ năng mềm
Có năng lực dẫn dắt chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo, có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;
Có khả năng lập kế hoạch, có khả năng làm việc độc lập và có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể, phối hợp và làm việc theo nhóm tốt, nhanh chóng thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau sau khi tốt nghiệp ra trường. Có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.