Đào tạo giáo viên trung học phổ thông trình độ đại học, dạy môn Sinh học. Ngoài ra, sinh viên tốt nghiệp ngành Sinh học, thuộc khối ngành Sư phạm có khả năng là giáo viên dạy môn Sinh học ở các trường Trung học, Trung học chuyên nghiệp. Có khả năng tham gia nghiên cứu tại các trung tâm nghiên cứu khoa học, viện nghiên cứu thuộc ngành Sinh học, Sinh thái học, Môi trường, cơ sở sản xuất, kinh doanh có liên quan đến lĩnh vực Sinh học và có khả năng tiếp tục học lên ở những bậc cao hơn.
2. CƠ HỘI VIỆC LÀM
Giảng dạy môn Sinh học ở các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở và các trường chuyên nghiệp, dạy nghề.
Nghiên cứu viên, cán bộ chuyển giao ứng dụng sinh học; tư vấn sinh học; quản lý nhà nước về sinh học; tự khởi sự ứng dụng sinh học vào sản xuất ở địa phương.
Công tác tại các ngành có liên quan đến môi trường như cảnh sát môi trường, sở tài nguyên môi trường và các chi cục môi trường hoặc các tổ chức môi trường.
3. CHUẨN ĐẦU RA
3.1 Chuẩn kiến thức
Có khả năng tích luỹ được kiến thức nền tảng, đại cương về các nguyên lý cơ bản, các quy luật tự nhiên và xã hội trong lĩnh vực được đào tạo để phát triển kiến thức mới: lý luận chính trị, khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, ngoại ngữ, tin học, giáo dục thể chất, giáo dục quốc phòng; ứng dụng vào thực tiễn công tác giảng dạy, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các vấn đề sinh học và thực tiễn sản xuất và có thể tiếp tục học tập ở trình độ cao hơn.Có kiến thức đầy đủ và chuyên sâu về hóa học.
Có kiến thức lý thuyết chuyên sâu trong lĩnh vực đào tạo, khả năng phân tích kiến thức cơ sở ngành: sinh vật học, các quá trình sinh lí, sinh hóa; có khả năng ứng dụng kiến thức di truyền, sinh học phân tử, phương pháp nghiên cứu khoa học sinh học.
Có khả năng đánh giá kiến thức chuyên ngành, nắm vững kỹ thuật và có kiến thức thực tế để có thể giải quyết các công việc phức tạp: cây trồng và kỹ thuật canh tác, vật nuôi, ứng dụng vi sinh vật trong đời sống, nuôi cấy mô tế bào thực vật, phân tích PCR và vi sinh vật, phân tích chất lượng sản phẩm, xử lý chất thải.
Có khả năng sáng tạo trong thực hiện chuyên đề và khóa luận tốt nghiệp, có khả năng đánh giá trong tổng hợp kiến thức chuyên ngành Sinh học, thực tập thực tế các mô hình Sinh học ứng dụng.
3.2 Chuẩn kỹ năng
Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề: xác định vấn đề liên quan đến Sinh học, hệ thống hóa vấn đề liên quan đến Sinh học; có giải pháp, đề xuất các vấn đề liên quan đến Sinh học, khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức; lập giả thuyết, kiểm tra giả thuyết; nêu ý tưởng và đề xuất vấn đề nghiên cứu, điều tra, thực hiện thí nghiệm; thảo luận, thống nhất và đề xuất hướng giải quyết.
Khả năng tư duy hệ thống: khái quát hóa hệ thống trong lĩnh vực Sinh học; vấn đề phát sinh, những trương tác trong Sinh học, thảo luận và thống nhất hướng giải quyết.
Kỹ năng và phẩm chất cá nhân: thao tác chính xác trong phòng thí nghiệm; chủ động, tự tin trong công việc; quản lý, sắp xếp thời gian hiệu quả; kiên trì, linh hoạt trong công việc; khả năng thích ứng trong công việc.
Kỹ năng và phẩm chất đạo đức cá nhân: phẩm chất chính trị, phẩm chất nhân văn, khả năng hòa đồng với đồng nghiệp và bạn bè.
Kỹ năng và phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: chuyên nghiệp, trung thực và trách nhiệm trong công việc; chủ động lên kế hoạch cho công việc; luôn cập nhật thông tin trong lĩnh vực Sinh học; kỹ năng và phẩm chất đạo đức xã hội; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân, kỹ năng ứng xử với các tổ chức xã hội.
Có khả năng làm việc theo nhóm: thành lập và tổ chức nhóm làm việc, khả năng quản lý và lãnh đạo nhóm, duy trì và phát triển nhóm, hợp tác kỹ thuật.
Có kỹ năng giao tiếp: bằng văn viết; giao tiếp điện tử, đa truyền thông, giao tiếp khuyến nông; biết vận dụng kỹ thuật để diễn đạt được các ý tưởng. Có kỹ năng giao tiếp và sử dụng ngoại ngữ (Tiếng Anh) ở mức có thể hiểu và ứng dụng các ý chính của một chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể sử dụng ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết được báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.
Có các kỹ năng, năng lực thực hành nghề nghiệp:
Nhận thức bối cảnh xã hội và ngoại cảnh: các vấn đề liên quan đến lĩnh vực Sinh học, những lợi ích từ việc ứng dụng Sinh học, vai trò, trách nhiệm của người cử nhân Sinh học.
Nhận thức bối cảnh tổ chức: nắm được quy mô, mục tiêu và sứ mạng của tổ chức, thích ứng được với các môi trường làm việc khác nhau.
Hình thành ý tưởng: thiết lập được các mục tiêu cụ thể, phác thảo mô hình và diễn giải để giải quyết mục tiêu.
Xây dựng phương án: xây dựng được kế hoạch nhằm giải quyết các mục tiêu, ước tính vấn đề có thể xảy ra và phương án giải quyết.
Thực hiện phương án: hoàn thành phương án đã đề ra; đánh giá và rút ra những bài học kinh nghiệm, từ kết quả đánh giá để phát triển năng lực nghề nghiệp.
Vận hành phương án: tối ưu hóa vận hành các hệ thống Sinh học, cải tiến và phát triển các hệ thống Sinh học.
3.3 Phẩm chất đạo đức
Phẩm chất đạo đức cá nhân: sẵn sàng đương đầu với khó khăn, thử thách và chấp nhận rủi ro; kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê, tự chủ, chính trực, phản biện, sáng tạo,…
Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: đạo đức chuẩn mực nghề nghiệp giáo viên, hành vi và ứng xử chuyên nghiệp, độc lập, chủ động,…
Phẩm chất đạo đức xã hội: có trách nhiệm với xã hội và tuân theo pháp luật, ủng hộ và bảo vệ cái đúng, sáng tạo và đổi mới, ứng xử tốt với các tổ chức xã hội.
3.4 Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Năng lực tổ chức, dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo.
Có sáng kiến hữu ích trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật
Năng lực tự định hướng cao, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau.
Năng lực tự học tập, tự bồi dưỡng, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thực tiễn.
Năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể trong thực hiện nhiệm vụ.
Năng lực đánh giá, tự đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn nâng cao hiệu quả thực hiện nhiệm vụ.
Đào tạo giáo viên dạy môn Ngữ văn có trình độ đại học. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng giảng dạy môn Ngữ văn ở các trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp. Sinh viên cũng có thể chuyển vị trí làm việc sang một số nghề nghiệp khác có liên quan đến lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn (các Viện nghiên cứu, các cơ quan truyền thông, văn hóa, các tổ chức xã hội...) hoặc tiếp tục được đào tạo Sau đại học để giảng dạy ở các trường Đại học.
2. CƠ HỘI VIỆC LÀM
Giáo viên giảng dạy Ngữ văn tại các trường THPT.
Giáo viên dạy Ngữ văn ở các trường THCS, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, TTGD thường xuyên.
Giáo viên dạy tiếng Việt, văn hóa cho người nước ngoài.
Giảng viên ở các trường ĐH, CĐ có chuyên ngành đào tạo liên quan đến lĩnh vực ngôn ngữ, văn học và tâm lý, giáo dục (sau khi được học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ).
Chuyên viên, nghiên cứu viên trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các viện và trung tâm nghiên cứu thuộc khoa học xã hội và nhân văn, tâm lí, giáo dục; các cơ quan, các tổ chức chính trị - xã hội.
3. CHUẨN ĐẦU RA
3.1 Chuẩn kiến thức
Kiến thức chung: Tích luỹ được kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Pháp luật Việt Nam, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất và vận dụng được vào các hoạt động giáo dục và dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông.
Kiến thức liên ngành: Nắm vững kiến thức liên ngành cơ bản về lịch sử, giáo dục công dân, văn hóa xã hội, văn hoá địa phương,… và vận dụng được những kiến thức đó vào quá trình học tập, giảng dạy môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông.
Kiến thức chuyên ngành: Nắm vững hệ thống kiến thức chuyên ngành Ngữ văn và vận dụng được vào giảng dạy, nghiên cứu môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông.
Kiến thức nghiệp vụ: Nắm vững hệ thống kiến thức khoa học giáo dục nói chung, phương pháp dạy học Ngữ văn nói riêng, kiến thức về khoa học kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở trường trung học phổ thông… và vận dụng được những kiến thức đó vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong trường trung học phổ thông.
Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ tin học cơ bản và trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam.
3.2 Chuẩn kỹ năng
3.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp
Có kĩ năng sư phạm nền tảng của người giáo viên ở trường trung học phổ thông: tìm hiểu người học, môi trường giáo dục; chủ nhiệm lớp, công tác đoàn, tổ chức hoạt động tập thể cho học sinh; thiết kế, tổ chức dạy học; kiểm tra và đánh giá kết quả học tập; phát triển chương trình; có kĩ năng giao tiếp để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục; tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ...
Có kĩ năng đặc thù của người giáo viên Ngữ văn: biết vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại; thực hiện yêu cầu đổi mới nội dung, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả dạy và học môn Ngữ văn trong nhà trường; nghiên cứu khoa học về các vấn đề ngôn ngữ và văn học gắn liền với công việc dạy học Ngữ văn.
3.2.2. Kỹ năng mềm
Có kĩ năng giao tiếp: biết lập luận, diễn thuyết, tạo lập văn bản để thể hiện ý tưởng của cá nhân.
Có kĩ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập, sáng tạo, cập nhật kiến thức thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp.
Có kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học và nghiên cứu chuyên ngành. Sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp cơ bản, đọc hiểu được các tài liệu chuyên ngành Ngữ văn ở mức độ phù hợp.
Có kĩ năng phát triển nghề nghiệp.
3.3 Phẩm chất đạo đức
Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của ngành Giáo dục. Trân trọng, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Thể hiện các chuẩn mực đạo đức của nghề dạy học, phẩm chất tốt đẹp của nhà giáo, tác phong sư phạm mẫu mực. Tôn trọng, hợp tác với đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội để kiến tạo cộng đồng học tập, xây dựng nhà trường văn hóa. Có ý thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả giáo dục và dạy học.
Có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội, sẵn sàng đương đầu với khó khăn. Có lòng nhân ái, bao dung; chăm chỉ, nhiệt huyết với công việc.
3.4 Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Năng lực cập nhật kiến thức và kĩ năng Ngữ văn hiện đại; vận dụng thành thạo các kiến thức Ngữ văn cơ bản đáp ứng nhiệm vụ dạy học của người giáo viên Ngữ văn.
Năng lực tư duy sáng tạo để tổ chức tốt các hoạt động dạy học Ngữ văn ở trường trung học phổ thông.
Năng lực cảm thụ, truyền và kích thích xúc cảm thẩm mĩ ở người học; chuyển hóa các giá trị thẩm mĩ nhân văn từ tác phẩm văn học vào thực tiễn đời sống.
Năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề có liên quan đến mục tiêu, nội dung, sách giáo khoa, phát triển chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông, thích ứng tốt với những đòi hỏi của ngành nghề trong xã hội hiện đại.
Năng lực NCKH để tự bồi dưỡng, NCKH chuyên ngành, nâng cao năng lực giảng dạy đáp ứng yêu cầu đào tạo.
Năng lực hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học.
Có trách nhiệm quản lí công việc và kế hoạch của bản thân, nhà trường và xã hội.
Sau khi học xong chương trình, người học đạt trình độ cử nhân về khoa học lịch sử và khoa học giáo dục, có kiến thức sâu rộng về khoa học cơ bản, có kiến thức vững chắc về khoa học giáo dục và biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai khoa học nói trên để phục vụ tốt cho sự nghiệp đào tạo, đổi mới giáo dục hiện nay.
2. CƠ HỘI VIỆC LÀM
Giáo viên tại các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở;
Học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ trở thành giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học, trung tâm chính trị các tỉnh, huyện thị; cán bộ nghiên cứu của các viện, học viện; cán bộ của các đoàn thể như Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt nam...
Chuyên viên về lĩnh vực giáo dục Lịch sử tại các phòng, sở giáo dục và đào tạo; các cơ quan, tổ chức nghiên cứu và tư vấn phát triển văn hóa giáo dục và một số lĩnh vực khác.
3. CHUẨN ĐẦU RA
3.1 Chuẩn kiến thức
Vận dụng và nhận biết được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác lê nin; áp dụng được đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác và cuộc sống; nhất là tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục.
Vận dụng được các kiến thức cơ bản về ngoại ngữ và khoa học xã hội, tin học vào học tập các môn chuyên ngành và công tác.
Sinh viên khi ra trường có trình độ ngoại ngữ tương đương trình bộ B, có thể sử dụng để khai thác tài liệu tiếng nước ngoài trong học tập, nghiên cứu và học tập ở bậc học cao hơn.
Sinh viên khi ra trường có trình độ tin học tương đương trình độ B, biết khai thác và sử dụng các phần mềm thông dụng và các phần mềm chuyên ngành.
Có kiến thức toàn diện, hệ thống và sâu rộng về tiến trình lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại, đạt trình độ khá giỏi, có thể làm nòng cốt trong công tác giảng dạy lịch sử tại các trường trung học phổ thông, là nguồn cán bộ cho các trường đại học, cao đẳng.
Nắm chắc phương pháp luận nghiên cứu tại các viện, các trung tâm nghiên cứu, các cơ quan đoàn thể xã hội cần sử dụng hoặc có liên quan đến các kiến thức lịch sử và giáo dục.
3.2 Chuẩn kỹ năng
3.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp
Sử dụng thành thạo các phương pháp dạy học vào dạy học bộ môn ở trường trung học cơ sở, cụ thể là các kỹ năng: thuyết trình, phân tích tổng hợp, đọc bản đồ, sử dụng tài liệu sách giáo khoa, nêu vấn đề và xây dựng câu hỏi phát vấn...
Có năng lực và phương pháp sư phạm để thực hiện yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục, dạy học môn lịch sử, Giáo dục công dân... ở trường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hiệu quả của sự nghiệp giáo dục.
Có kỹ năng tự đổi mới, tự học, tự nghiên cứu (khoa học cơ bản và khoa học giáo dục) để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.
3.2.2. Kỹ năng mềm
Biết cách tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo chủ đề cho học sinh và các hoạt động tham quan học tập, ...
Tổ chức được các hoạt động xã hội và giáo dục, hoạt động phong trào (công tác Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) ở trường trung học phổ thông và các cơ sở giáo dục.
Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở các khối lớp, biết cách xử lí những tình huống sư phạm và học sinh các biệt.
Sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng thông dụng và phần mền dạy học như: Word, Excel, PowerPoint; biết khai thác thông tin trên mạng internet.
3.3 Phẩm chất đạo đức
Người giáo viên lịch sử đòi hỏi phải có phẩm chất cơ bản của người giáo viên xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thấm nhuần thế giới quan Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có lý tưởng nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên.
3.4 Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Về kiến thức, kỹ năng phải đáp ứng được các yêu cầu của nền kinh tế thị trường nói chung, thị trường về nghề nghiêp nói riêng; phải tự liên hệ được việc làm, hoặc tự tạo được việc làm bằng chuyên môn đào tạo hoặc các lĩnh vực khác.
Cơ hội tìm kiếm việc làm khi ra trường của sinh viên không chỉ công bằng mà còn có năng lực cạnh tranh cao so với sinh viên ở một số cơ sở đào tạo khác, nhất là tham gia thị trường lao động ở các tỉnh Tây Bắc.
Sinh viên Sư phạm Lịch sử - Trường Đại học Tây Bắc khi ra trường ngoài việc đáp ứng yêu cầu của thị trường nghề nghiệp về kiến thức và kỹ năng hành nghề,còn có khả năng học lên ở những bậc học cao hơn, chiếm lĩnh được đỉnh cao của kiến thức và kỹ năng của khoa học kỹ thuật hiện đại, trở thành giảng viên của các trường cao đẳng, đại học trong cả nước.
Đào tạo giáo viên địa lý có lòng yêu nghề, có lý tưởng cách mạng, nắm vững tri thức lý luận của khoa học địa lý, có khả năng ứng dụng công nghê thông tin, biết liên hệ tri thức địa lý vào thực tiễn để vận dụng vào việc nghiên cứu và dạy học địa lý ở trường phổ thông.
2. CƠ HỘI VIỆC LÀM
Giáo viên tại các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở;
Học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ trở thành giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học, trung tâm chính trị các tỉnh, huyện thị; cán bộ nghiên cứu của các viện, học viện; cán bộ của các đoàn thể như Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt nam...
Chuyên viên về lĩnh vực giáo dục Lịch sử tại các phòng, sở giáo dục và đào tạo; các cơ quan, tổ chức nghiên cứu và tư vấn phát triển văn hóa giáo dục và một số lĩnh vực khác.
3. CHUẨN ĐẦU RA
3.1 Chuẩn kiến thức
Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học giáo dục.
Có khả năng vận dụng kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, xã hội và giáo dục trong dạy học tích hợp và liên môn.
Hiểu biết về đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của khoa học địa lý.
Vận dụng các quan điểm và phương pháp hiện đại trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy địa lý.
Có kiến thức cơ bản, toàn diện, hệ thống về bản đồ, địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế - xã hội thế giới và Việt Nam.
Vận dụng các kiến thức chuyên ngành trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy địa lý.
Sử dụng hiệu quả ngoại ngữ trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy địa lý.
Vận dụng thành thạo công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để thiết kế bài giảng và giảng dạy địa lý ở trường phổ thông.
Ứng dụng các phần mềm hệ thống thông tin địa lý (GIS) và viễn thám, xử lý, phân tích số liệu thống kê trong học tập và nghiên cứu địa lý.
Biết xây dựng và sử dụng sáng tạo, hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học chủ yếu phục vụ giảng dạy địa lý.
Có khả năng xây dựng nội dung, tiêu chí, phương pháp đánh giá năng lực, hiệu quả học tập, rèn luyện và làm việc của bản thân.
Có khả năng phân tích, đánh giá khách quan, trung thực năng lực và hiệu quả làm việc của bản thân.
Biết so sánh, đối chiếu năng lực bản thân với yêu cầu về năng lực của đồng nghiệp, của yêu cầu công tác để xác định rõ những hạn chế, tồn tại cần tiếp tục bồi dưỡng hoàn thiện.
Biết lập kế hoạch tự bồi dưỡng và tham gia các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
Có năng lực dạy học địa lý và các chủ đề tích hợp liên môn cho học sinh, đáp ứng yêu cầu về đổi mới nội dung và phương pháp dạy học địa lý ở trường phổ thông.
Có thể đảm nhận công việc trong các lĩnh vực liên quan đến địa lý như: quy hoạch lãnh thổ, quản lý tài nguyên môi trường, phát triển nông thôn, đô thị hóa…
Có đủ khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ thạc sỹ, tiến sỹ ở trong và ngoài nước.
Có khả năng độc lập thực hiện các nghiên cứu khoa học liên quan đến chuyên ngành được đào tạo.
Biết lập kế hoạch và thực hiện có hiệu quả các kế hoạch học tập, nghiên cứu, làm việc.
Có kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục, về phát triển chương trình môn học địa lý, khoa học xã hội trong nhà trường phổ thông.
Biết xây dựng đề cương và vận dụng các phương pháp nghiên chung, phương pháp nghiên cứu chuyên ngành trong việc hoàn thiện các tiểu luận về khoa học giáo dục, khoa học địa lý nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong nhà trường phổ thông.
Biết xây dựng đề cương, quy trình nghiên cứu, xác định và vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa học giáo dục.
Có khả năng thực hiện các hoạt động nghiên cứu nhằm phát triển chương trình, nội dung môn học địa lý trong nhà trường phổ thông.
Biêt vận dụng các phương pháp nghiên cứu và hệ thống kiến thức về địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế xã hội nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn ở địa phương.
3.2 Chuẩn kỹ năng
3.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp
Có năng lực về ngôn ngữ và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong giảng dạy, giao tiếp để truyền tải kiến thức và ý tưởng cho người học.
Có kỹ năng kết hợp tốt các phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để thu hút người học; xác định được nguyện vọng, hứng thú của người học để điều khiển, điều chỉnh quá trình giáo dục và truyền đạt ý kiến, nguyện vọng của bản thân.
Có khả năng làm việc theo nhóm, biết tổ chức các nhóm làm việc.
Có khả năng chia sẻ, hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh.
Thể hiện tính chủ động, độc lập và có ý kiến riêng trong làm việc nhóm.
Biết tôn trọng các ý kiến cá nhân và sự khác biệt về quan điểm trong làm việc nhóm.
Biết kiềm chế bản thân trong trao đổi, tranh luận và bày tỏ ý kiến cá nhân để tìm sự thống nhất.
Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề hiệu quả bằng tư duy logic, sáng tạo.
Có khả năng phát hiện và đánh giá đặc điểm tâm lý của học sinh để giải quyết được các tình huống sư phạm hợp lý.
Có khả năng tư duy độc lập, có phê phán trong phân tích thông tin và ý tưởng.
Có khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề của khoa học Địa lý và khoa học giáo dục phục vụ nhu cầu xã hội.
Có khả năng lập luận, phân tích, phản biện nhằm đánh giá, giải quyết hiệu quả các tình huống sư phạm và các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn công tác, giảng dạy.
3.2.2. Kỹ năng mềm
Am hiểu đặc điểm tâm lý người học, tạo được niềm tin, động lực học tập, rèn luyện cho người học.
Tạo dựng được môi trường học tập dân chủ, thân thiện, bình đẳng, hợp tác, khuyến khích sự sáng tạo.
Hiểu và vận dụng được các lý thuyết tâm lý học sư phạm, lứa tuổi để tích cực hóa người học.Hiểu và vận dụng được các lý thuyết dạy học chung và lý luận dạy học địa lý trong triển khai tổ chức hoạt động dạy học địa lý để phát triển năng lực người học.
Có năng lực lập và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học địa lý ở trường phổ thông.
Có năng lực tổ chức thực hiện hiệu quả các hoạt động trải nghiệm giáo dục.
Xác định rõ mục tiêu, nội dung, yêu cầu, điều kiện áp dụng các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với từng đối tượng người học.
Vận dụng hiệu quả, sáng tạo phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng người học.
Hiểu bản chất và vận dụng được các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích hợp phù hợp với nội dung, bối cảnh dạy học và khả năng người học.
Hiểu bản chất và vận dụng được các phương pháp, kỹ thuật dạy học phân hóa phù hợp với nội dung, bối cảnh dạy học và khả năng người học.
Có khả năng thiết kế các công cụ đánh giá và triển khai hiệu quả các hoạt động đánh giá kết quả học tập trong quá trình dạy học địa lý.
Có khả năng thiết kế, đánh giá được hiệu quả các hoạt động trải nghiệm giáo dục.
Vận dụng hiệu quả các loại hình, phương pháp, kĩ thuật, để đánh giá được năng lực và phẩm chất của người học.
Có khả năng cung cấp thông tin, phân tích kết quả đánh giá, phản hồi để tư vấn, hỗ trợ người học.
Có khả năng thực hiện hiệu quả các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp người học.
3.3 Phẩm chất đạo đức
Người giáo viên lịch sử đòi hỏi phải có phẩm chất cơ bản của người giáo viên xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thấm nhuần thế giới quan Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có lý tưởng nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên.
3.4 Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Hiểu và chấp hành nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Có trách nhiệm công dân, tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Hiểu rõ và có ý thức trách nhiệm, tác phong gương mẫu, chuẩn mực người giáo viên.
Có phẩm chất đạo đức, tình yêu và trách nghiệm nghề nghiệp của người giáo viên.
Thường xuyên tu dưỡng nâng cao phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.
Bảo vệ uy tín nhà giáo và tích cực tham gia đấu tranh chống các biểu hiện suy thoái đạo đức nghề nghiệp.
Đào tạo cử nhân ngành sư phạm tiếng Anh có kiến thức vững vàng về khoa học cơ bản và khoa học giáo dục, có kỹ năng sư phạm, có phẩm chất đạo đức và sức khỏe tốt nhằm đáp ứng những yêu cầu về đổi mới trong giáo dục hiện nay ở Việt Nam.
2. CƠ HỘI VIỆC LÀM
Cử nhân ngành Sư phạm tiếng Anh có thể đảm nhận các vị trí như: giáo viên tiếng Anh ở các trường trung học phổ thông và các cơ sở đào tạo tiếng Anh trong hệ thống giáo dục quốc dân; làm việc trong các lĩnh vực chuyên môn khác yêu cầu về kiến thức văn hóa, xã hội và khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.
3. CHUẨN ĐẦU RA
3.1 Chuẩn kiến thức
3.1.1. Khối kiến thức chung
Vận dụng được vào thực tiễn hệ thống tri thức khoa học những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác-Lê nin nhằm nâng cao trình độ, nhận thức về chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, đồng thời tạo nền tảng cho việc tiếp thu kiến thức về cơ sở ngành và chuyên ngành.
Hiểu biết một cách có hệ thống những vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật nói chung và các ngành luật cụ thể của hệ thống pháp luật Việt Nam nói riêng.
Vận dụng được những kiến thức cơ bản trong lĩnh vực thể dục thể thao để tự rèn luyện tăng cường sức khỏe. Vận dụng được những kỹ, chiến thuật cơ bản, luật thi đấu vào các hoạt động thể thao cộng đồng.
Hiểu rõ được nội dung cơ bản về đường lối quân sự và nhiệm vụ công tác quốc phòng – an ninh của Đảng, Nhà nước trong tình hình mới.
3.1.2. Khối kiến thức chung theo lĩnh vực
Nhận diện được văn hóa nhận thức và văn hóa tổ chức đời sống của người Việt, qua đó có lòng nhân ái, ý thức và trách nhiệm đối với di sản văn hóa dân tộc và tương lai của văn hóa Việt Nam.
Ghi nhớ được các nguyên tắc thực hành tiếng Việt trong giao tiếp, đặc biệt là trong giao tiếp bằng văn bản như tiếp nhận văn bản, tạo lập văn bản.
3.1.3. Khối kiến thức chung của khối ngành
Vận dụng được các kiến thức về tâm lý học lứa tuổi, tâm lý học giảng dạy tiếng nước ngoài, nghiệp vụ sư phạm, phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá và công nghệ trong giảng dạy vào thực tiễn công tác.
Hiểu được kiến thức nền tảng về phương pháp luận nghiên cứu khoa học, công nghệ thông tin và ứng dụng của công nghệ thông tin trong dạy học.
Giải thích được bản chất của quá trình dạy và học ngoại ngữ để phục vụ công tác chuyên môn sau này.
3.1.4. Khối kiến thức chung của nhóm ngành
Hiểu được kiến thức cơ bản của tiếng Anh như là một hệ thống bao gồm tri thức về ngữ âm và âm vị học tiếng Anh, ngữ nghĩa học tiếng Anh và ngữ pháp tiếng Anh; vận dụng được những kiến thức về những vấn đề đó trong công việc chuyên môn như giảng dạy hoặc nghiên cứu.
Ghi nhớ được những nét cơ bản về văn học và văn hoá nói chung của các nước nói tiếng Anh chính như Anh và Hoa Kì, một số nước nói tiếng Anh khác bao gồm các mặt về lịch sử, con người, văn hóa, xã hội, kinh tế, chính trị và giáo dục. Có khả năng so sánh, đối chiếu với văn hóa Việt Nam và đưa các kiến thức văn hóa vào việc giảng dạy.
3.1.5. Khối kiến thức liên quan trực tiếp và mang tính đặc thù của ngành học
Mô tả được những yêu cầu về năng lực ngôn ngữ Bậc 1, Bậc 2, Bậc 3 trong Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam và vận dụng trong dạy học.
Ghi nhớ được Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh theo từng cấp học và có khả năng sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy phù hợp với mục tiêu chương trình trong thiết kế bài giảng.
Giải thích được đặc điểm phát triển ngôn ngữ của học sinh theo từng giai đoạn. Từ đó, điều chỉnh hoạt động dạy học cho phù hợp với học sinh.
Phân biệt rõ những yêu cầu khác nhau về kiến thức kỹ năng theo từng cấp học của Chương trình giáo dục phổ thông môn tiếng Anh và có khả năng đánh giá, điều chỉnh để có thể sử dụng sách giáo khoa, tài liệu giảng dạy phù hợp với mục tiêu chương trình trong thiết kế bài giảng.
Nhận diện được các phương pháp, đường hướng khác nhau trong lịch sử phát triển phương pháp dạy học ngoại ngữ nói chung và tiếng Anh nói riêng.
Vận dụng được hệ thống phương pháp, kỹ thuật dạy học tiếng Anh để dạy các kỹ năng ngôn ngữ như nghe, nói, đọc, viết và các kiến thức ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp.
Hiểu rõ về các hình thức kiểm tra, đánh giá, xây dựng các đề kiểm tra và thi, tổ chức thực hiện việc đánh giá thường xuyên, định kì kết quả học tập và năng lực tiếng Anh của học sinh; biết sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy và học.
Vận dụng được kiến thức về thiết kế bài giảng, phát triển tư liệu dạy học.
Có kiến thức thực tiễn về hoạt động của trường phổ thông và một số cơ sở giáo dục khác để có thể nhanh chóng thích nghi với môi trường công tác sau khi tốt nghiệp.
3.2 Chuẩn kỹ năng
3.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp
Có khả năng tổ chức quản lí các hoạt động giảng dạy theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của người học, phát triển năng lực tự học, tự tổ chức hoạt động học tập cá nhân và theo nhóm của người học. Có khả năng xây dựng hoạt động, giáo án, kế hoạch, chương trình giảng dạy theo hướng tích hợp dạy học với giáo dục thể hiện rõ mục tiêu, nội dung, phương pháp dạy học phù hợp với đặc thù môn học, đặc điểm học sinh và môi trường giáo dục.
Có năng lực thực hiện kế hoạch dạy học tiếng Anh đảm bảo kiến thức môn học, làm chủ kiến thức môn học, đảm bảo nội dung dạy học chính xác, có hệ thống, vận dụng hợp lý các kiến thức liên môn theo yêu cầu cơ bản, hiện đại, thực tiễn.
Có năng lực phản biện, đổi mới thực hiện chương trình một cách linh hoạt cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện thực tế mà vẫn đảm bảo được mục tiêu và yêu cầu chung của chương trình.
Có kỹ năng lựa chọn và khai thác các nguồn tài liệu, học liệu phù hợp và có tác dụng bổ trợ cho việc học tiếng Anh của học sinh; điều chỉnh nội dung các học liệu có sẵn cho phù hợp với mục tiêu bài học.
Có năng lực tổ chức việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập phù hợp để nâng cao chất lượng và hiệu quả việc giảng dạy tiếng Anh và kích thích sự đam mê tìm tòi, khám phá và tự học ở người học.
Có năng lực giao tiếp, đồng cảm với người học, tự học, biết sử dụng công nghệ tiên tiến và phương tiện dạy học đa dạng trong dạy học, chuẩn bị bài và gây hứng thú trong môn học.
Có khả năng bồi dưỡng, chia sẻ, nhân rộng tri thức và kỹ năng tích luỹ được với đồng nghiệp nhằm thúc đẩy và nâng cao tinh thần và năng lực đổi mới trên diện rộng, có trách nhiệm xây dựng và mở rộng cộng đồng học tập và tiến bộ tại đơn vị công tác.
Có khả năng lập luận tư duy và giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực giảng dạy hay nghiên cứu ở mức độ cải tiến; có khả năng đưa ra giải pháp và đưa/viết đề xuất, kiến nghị.
Có năng lực đổi mới, sáng tạo, thử nghiệm, triển khai và đánh giá tri thức, sản phẩm và phương thức mới nhằm thực hiện công việc và nhiệm vụ sư phạm được giao, phát triển nghề nghiệp, đáp ứng những yêu cầu mới trong giáo dục.
Có khả năng hình thành các giả thuyết, thu thập, phân tích và xử lý thông tin, tham gia nghiên cứu thực nghiệm, kiểm định giả thuyết và ứng dụng để nghiên cứu các vấn đề liên quan đến lĩnh vực giảng dạy. Có khả năng tìm kiếm cơ hội góp phần phát triển công tác giảng dạy tiếng Anh ở trường, địa phương, trong nước.
Có khả năng phát triển tư duy logic, hệ thống khi tiếp cận và xử lý các vấn đề thuộc lĩnh vực chuyên môn nói riêng và các vấn đề văn hóa – xã hội nói chung.
Có khả năng tham gia các hoạt động chính trị, xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm phát triển nhà trường và cộng đồng, xây dựng xã hội học tập.
Có khả năng phối hợp với gia đình học sinh và cộng đồng để hỗ trợ, giúp đỡ việc học tập tiếng Anh, rèn luyện, hướng nghiệp của học sinh; huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển nhà trường.
Có khả năng vận dụng linh hoạt sáng tạo các phương pháp, hình thức giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ thông qua việc giảng dạy môn học trong các hoạt động chính khoá và ngoại khoá, công tác chủ nhiệm lớp, công tác Đoàn, Đội, hay các hoạt động trong cộng đồng như: lao động công ích, hoạt động xã hội theo kế hoạch đã xây dựng và theo tình huống xã hội cụ thể, phù hợp đối tượng, đáp ứng mục tiêu giáo dục đề ra.
Có năng lực xây dựng môi trường học tập tiếng Anh tại trường, địa phương, quốc gia hay trong khu vực: tạo dựng môi trường học tập dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an toàn và lành mạnh.
3.2.2. Kỹ năng mềm
Có thể quản lý tốt thời gian và nguồn lực cá nhân, thích ứng với sự phức tạp của thực tế và xử lý tốt khi gặp áp lực trong công việc, tự đánh giá kết quả công việc, lập kế hoạch, hoàn thành công việc đúng hạn, đặt mục tiêu, tự phát triển bản thân, tự trau dồi và phát triển nghề nghiệp.
Có thể hình thành nhóm làm việc hiệu quả, vận hành và phát triển nhóm, lãnh đạo nhóm (quản lý, phân công nhiệm vụ, phối hợp cá nhân trong nhóm, sử dụng các phương pháp động viên...), làm việc trong các nhóm khác nhau, xử lý xung đột trong nhóm.
Có thể lãnh đạo, quản lí những thay đổi hoặc áp dụng những tiến bộ mới trong các hoạt động nghề nghiệp.
Có thể giao tiếp tốt bằng văn bản và lời nói (trao đổi, thuyết trình), truyền đạt thông tin và chuyển giao kiến thức dưới dạng nói và viết, có hay không có sự chuẩn bị từ trước.
Có thể áp dụng những kỹ năng sử dụng ngôn ngữ tinh tế trong các hoàn cảnh cụ thể và đa dạng.
Có thể giao tiếp được bằng ngoại ngữ (tiếng Anh) với trình độ bậc 5/6 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam tương đương trình độ C1 theo Khung tham chiếu châu Âu.
Có thể giao tiếp được bằng tiếng Trung Quốc với trình độ tương đương B1 trở lên.
Có thể sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng như Word, Excel, Powerpoint và các phần mềm phục vụ công tác chuyên môn
Thành thạo việc tìm kiếm tài liệu trên Internet; biết chọn lọc, biên soạn, chỉnh lý, sử dụng và đánh giá những tài liệu này nhằm phục vụ việc giảng dạy, học tập, nghiên cứu.
3.3 Phẩm chất đạo đức
Xác định rõ Chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam, nền tảng tư tưởng cho mọi hoạt động trong thực tiễn. Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Xây dựng niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng, phấn đấu theo mục tiêu lý tưởng của Đảng, bồi dưỡng và nâng cao ý thức trách nhiệm của sinh viên trước những nhiệm vụ trọng đại của đất nước.
Có phong cách và lối sống lành mạnh, dám hy sinh, phấn đấu cho lý tưởng. Có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, niềm tự hào và sự trân trọng đối với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc, có ý thức cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, sẵn sàng bảo vệ Tổ quốc.
Tự tin, linh hoạt, dám đương đầu với rủi ro; tuân thủ các tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức; nhiệt tình, say mê sáng tạo; có tinh thần tự tôn, hiểu biết văn hóa; có khả năng thích ứng cao với hoàn cảnh và điều kiện, môi trường làm việc, can đảm, quyết tâm hành động bất chấp hoàn cảnh không thuận lợi; luôn có ý thức học hỏi, không ngừng trau dồi năng lực và có khát vọng vượt khó, vươn lên để thành đạt.
Không ngừng học hỏi, đổi mới và bồi dưỡng chuyên môn, kiến thức, kỹ năng, tác phong và phẩm chất nghề nghiệp.
Có lối sống lành mạnh, văn minh, phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục; có tác phong mẫu mực, làm việc khoa học.
Ứng xử thân thiện, khiêm tốn, nhiệt tình và trách nhiệm với đồng nghiệp, đoàn kết, hợp tác, cộng tác với đồng nghiệp, xây dựng tập thể sư phạm tốt để cùng thực hiện mục tiêu giáo dục và giảng dạy tiếng Anh.
Có thái độ thương yêu, tôn trọng, đối xử công bằng, công khai, minh bạch và tác phong chuyên nghiệp với học sinh, giúp cá nhân và tập thể học sinh khắc phục khó khăn để học và sử dụng tiếng Anh có hiệu quả.
Xác định được trách nhiệm, nghĩa vụ của bản thân.
Có tư cách, tác phong đúng đắn của người giáo viên.
Có chuẩn mực đạo đức trong các quan hệ xã hội, sống và làm việc có trách nhiệm với cộng đồng và đất nước.
3.4 Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm
Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau.
Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đối với việc giảng dạy tiếng Anh; thể hiện rõ tính chuyên nghiệp trong giảng dạy. Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường.
Có khả năng xây dựng và thực hiện kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng; biết khai thác các nguồn thông tin, tài liệu, học liệu để nâng cao kiến thức và phát triển kĩ năng.
Có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.
Có năng lực độc lập, tự chủ trong tổ chức các hoạt động trau dồi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; năng lực phát hiện, giải quyết công việc một cách chủ động, linh hoạt, khoa học, hiệu quả, sáng tạo, phù hợp với yêu cầu về năng lực của một giáo viên Tiếng Anh.
Có ý thức trách nhiệm tuân thủ nguyên tắc làm việc của đơn vị, hợp tác với đồng nghiệp, có trách nhiệm vận động các lực lượng trong và ngoài nhà trường thực hiện xã hội hoá giáo dục.