Đại dịch Covid ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường. Trong cuộc chiến cam go chống lại dịch bệnh, cả nước đang nỗ lực chung tay để cùng chiến thắng dịch bệnh. Năm học 2021 - 2022, ngành giáo dục tiếp tục thực hiện nhiệm vụ kép, vừa tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh vừa chuyển đổi hình thức dạy học, giáo dục phù hợp nhằm bảo đảm an toàn trường học, bảo đảm chất lượng giáo dục, đào tạo.
Tính đến cuối tháng 8/2021, Trường Đại học Tây Bắc có tổng số 490 lưu học sinh Lào (LHS Lào) đang học tập. Tất cả các LHS Lào đều được bố trí ở trong Khu Nội trú Nhà trường, với tổng số 184 phòng ở tại K2, K3, K4 và K5. Trong Khu nội trú dành cho LHS Lào, các phòng được thiết kế thoáng mát, được bố trí các vật dụng thiết yếu phục vụ cho sinh hoạt, học tập như: giường, bàn ghế, tủ, quạt, nhà vệ sinh khép kín,…
Ngày 06 tháng 9 năm 2021, Chi bộ Đào tạo đã tổ chức sinh hoạt chuyên đề “Công tác đào tạo của Trường Đại học Tây Bắc dưới ánh sáng Nghị quyết đại hội Đảng các cấp”. Đây là hoạt động được tổ chức nhằm thực hiện Kế hoạch số 26-KH/ĐU ngày 6 tháng 5 năm 2021 của Đảng ủy Trường Đại học Tây Bắc về “Tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng”. Việc đăng ký và lựa chọn chuyên đề này nhằm quán triệt tới đảng viên trong Chi bộ nghị quyết Đại hội Đảng các cấp về công tác giáo dục, đào tạo, đồng thời còn là dịp để các đảng viên nhìn nhận, đánh giá nhiệm vụ trọng tâm công tác đào tạo của Trường Đại học Tây Bắc trong giai đoạn hiện nay.
Ngày 27/8/2021, Hội đồng trường Trường Đại học Tây Bắc đã tổ chức Hội nghị lần thứ V với các nội dung: Tổng kết năm học 2020 - 2021, Kế hoạch năm học 2021 - 2022 của Hội đồng Trường và của Trường; thảo luận về các báo cáo tài chính năm 2020, Kế hoạch thu chi năm học 2021 - 2022, các chính sách; kế hoạch giám sát năm học 2021 - 2022 của Hội đồng Trường; đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức lãnh đạo; kiện toàn thành viên Hội đồng Trường và một số nội dung khác. Ông Đoàn Đức Lân - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng Trường chủ trì Hội nghị.
“Quá lớn để sụp đổ” (Too big to fail) vốn là một thành ngữ dùng để chỉ một trường hợp đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Đó là hiện tượng những doanh nghiệp, tập đoàn có quy mô lớn, có sự liên kết với nhiều lĩnh vực khác nhau, có tầm ảnh hưởng nhất định đến nền kinh tế của một quốc gia, khi đứng trước nguy cơ đổ vỡ, phá sản, thì chính phủ nước đó sẽ tìm cách “cứu”. Bằng những biện pháp như hỗ trợ vốn, trả nợ hoặc sáp nhập với các đơn vị khác hoặc chính nhà nước sẽ mua lại nhằm giữ vững hoạt động của doanh nghiệp, tập đoàn đó, tránh sự sụp đổ có tính dây chuyền tới các doanh nghiệp có liên kết, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế của quốc gia. Hơn nữa, khi một tập đoàn, doanh nghiệp “Too big” sụp đổ thì sẽ ảnh hưởng tiêu cực không chỉ đối với nền kinh tế, mà còn đối với các lĩnh vực khác của xã hội, như làm tăng tỷ lệ thất nghiệp, nợ xấu, gây ảnh hưởng đến mọi mặt đời sống, tâm lý của người dân… Trong lịch sử kinh tế, “Too big to fail” thường được nhắc đến khi nói về sự kiện khủng hoảng tài chính năm 2007 ở Mỹ.