1. GIỚI THIỆU CHUNG

Đào tạo giáo viên có trình độ cử nhân khoa học ngành sư phạm Tin học có đủ năng lực về chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức và sức khỏe tốt đáp ứng được những yêu cầu đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục; Nắm vững các tri thức về Tin học cơ bản và phương pháp giảng dạy Tin học ở trường Trung học phổ thông, có khả năng giảng dạy các kiến thức Tin học cho học sinh trung học phổ thông đáp ứng chương trình, phù hợp với nội dung đổi mới phương pháp dạy và học ở trường Trung học phổ thông hiện nay; Đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trung học phổ thông về quy mô, chất lượng, hiệu quả nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước; có khả năng tự nghiên cứu học tập để nâng cao trình độ cũng như học lên trình độ cao hơn.

2. CƠ HỘI VIỆC LÀM

  • Làm công tác giảng dạy môn Tin học ở trường trung học phổ thông, trung học chuyên nghiệp.
  • Làm công tác chuyên môn về Tin học tại các cơ sở quản lý giáo dục.
  • Thực hiện công việc nghiên cứu trong các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp.
  • Làm việc trong các doanh nghiệp về Công nghệ thông tin.
  • Có đủ điều kiện để học tiếp lên trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.

3. CHUẨN ĐẦU RA

3.1 Chuẩn kiến thức

3.1.1. Khối kiến thức chung

  • Có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Pháp luật Việt Nam;
  • Có kiến thức cơ bản về quốc phòng an ninh và giáo dục thể chất;
  • Có năng lực ngoại ngữ đạt trình độ bậc 3 theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;
  • Có khả năng sử dụng các phương tiện, thiết bị dạy học môn Tin học một cách hiệu quả, sáng tạo.

3.1.2. Khối kiến thức chung theo lĩnh vực

  • Có các kiến thức cơ bản về Tâm lý học, Giáo dục học, Quản lý hành chính nhà nước và Quản lý ngành GD&ĐT, Phương pháp nghiên cứu khoa học;
  • Có kiến thức cơ bản về Toán: Đại số tuyến tính, Giải tích, Xác suất thống kê;
  • Có khả năng vận dụng các kiến thức giáo dục tổng quát vào học tập chuyên ngành và thực tiễn. 

3.1.3. Khối kiến thức chung của khối ngành

  • Có kiến thức cơ bản về các hệ thống máy tính: Kỹ thuật điện tử, Điện tử số, Kiến trúc máy tính, Nguyên lý hệ điều hành, Mạng máy tính;
  • Có kiến thức cơ bản về xây dựng hệ thống thông tin: Các ngôn ngữ lập trình, Cơ sở dữ liệu, Hệ quản trị cơ sở dữ liệu, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật. Phân tích, thiết kế hệ thống thông tin.

3.1.4. Khối kiến thức chung của nhóm ngành 

  • Có kiến thức cơ bản về Tin học ứng dụng như: E-Learning, Thiết kế bài giảng điện tử, Thiết kế web;
  • Có kiến thức cơ bản về Công nghệ phần mềm, Trí tuệ nhân tạo;
  • Hiểu và nắm vững các kiến thức chuyên sâu về Tin học cơ bản ở trình độ đại học và mối quan hệ với các kiến thức Tin học ở phổ thông.

3.1.5. Khối kiến thức liên quan trực tiếp và mang tính đặc thù của ngành học

  • Có các kiến thức cơ bản về lý luận dạy học, phương pháp dạy học, nghiệp vụ sư phạm, các yêu cầu đổi mới về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức dạy và học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục ở trường phổ thông. 

3.2 Chuẩn kỹ năng

3.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp

  • Kỹ năng lập luận nghề nghiệp, phát hiện và giải quyết vấn đề:
  • Có kỹ năng lập kế hoạch dạy học và giáo dục Tin học:
  • Xác định đầy đủ, chính xác nội dung, chương trình môn Tin học ở phổ thông;
  • Có kỹ năng thiết kế, thực hiện bài dạy môn Tin học;
  • Có kỹ năng điều chỉnh kế hoạch bài học, xử lý linh hoạt, sáng tạo các tình huống xảy ra trong giờ học;
  • Có kỹ năng tổ chức thực hiện hiệu quả các hoạt động trải nghiệm trong giáo dục Tin học;
  • Có kỹ năng lập trình máy tính trong một số ngôn ngữ bậc cao.
  • Kỹ năng tìm hiểu, xây dựng và hướng dẫn sử dụng các phần mềm trong công tác giảng dạy và quản lý trường học.
  • Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề
  • Có khả năng đánh giá, phân tích, tổng hợp vấn đề;
  • Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, sáng tạo.
  • Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức
  • Có khả năng phát hiện vấn đề nghiên cứu khoa học chuyên ngành và khoa học giáo dục;
  • Có khả năng vận dụng được các phương pháp nghiên cứu khoa học để thực hiện các nghiên cứu cụ thể.
  • Kỹ năng tư duy một cách hệ thống
  • Có kỹ năng tư duy logic, tư duy thuật toán;
  • Có kỹ năng tư duy phản biện hiệu quả.
  • Khả năng nhận biết và phân tích bối cảnh và ngoại cảnh tác động đến cơ sở làm việc, ngành nghề
  • Có khả năng nhận biết và sử lý các tác động, các yêu cầu của xã hội  đối với nghề dạy học.
  • Kỹ năng nhận biết và phân tích tình hình trong và ngoài đơn vị làm việc
  • Có kỹ năng nhận biết và phân tích tình hình các đơn vị quan hệ với ngành nghề đào tạo giáo viên.  
  • Kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn
  • Có kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học trong Nhà trường vào thực tiễn cuộc sống.
  • Có kỹ năng vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích hợp, dạy học phân hóa phù hợp với nội dung môn Tin học, với bối cảnh dạy học và khả năng người học.
  • Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp
  • Có kỹ năng cải tiến, cập nhật và phát triển chương trình môn Tin học ở phổ thông.
  • Có khả năng khai thác, quản lý và vận hành được hệ thống máy tính và mạng máy tính trong các cơ sở giáo dục.

3.2.2. Kỹ năng mềm

  • Kỹ năng tự chủ
  • Có khả năng kiểm soát và định hướng phát triển bản thân;
  • Có khả năng tự học và phát triển được các kỹ năng học suốt đời.
  • Kỹ năng làm việc theo nhóm
  • Có kỹ năng làm việc theo các nhóm, có khả năng duy trì và phát triển nhóm.
  • Kỹ năng quản lý và lãnh đạo
  • Có kỹ năng quản lý và lãnh đạo.
  • Kỹ năng giao tiếp
  • Có khả năng sử dụng tiếng Việt chuẩn mực, hiệu quả trong giao tiếp hằng ngày và trong hoạt động chuyên môn.
  • Tôn trọng sự khác biệt và tìm sự đồng thuận qua trao đổi, tranh luận.
  • Kỹ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ
  • Có khả năng sử dụng ngoại ngữ hiệu quả trong hoạt động chuyên môn Tin học.
  • Các kỹ năng mềm khác
  • Am hiểu đặc điểm tâm lý người học, tạo được niềm tin, động lực học tập cho người học.
  • Tạo dựng được môi trường học tập dân chủ, thân thiện, bình đẳng, hợp tác, khuyến khích sự sáng tạo.

3.3 Phẩm chất đạo đức

  • Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.
  • Sẵn sàng nhận các nhiệm vụ được giao theo đúng khả năng.
  • Hiểu rõ trách nhiệm và thể hiện đạo đức của nghề giáo.
  • Giữ gìn và phát huy giá trị, uy tín của nhà giáo.
  • Có trách nhiệm công dân, tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng.

3.4 Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm

  • Có khả năng nắm vững chuyên môn, nghiệp vụ về môn Vật lý ở phổ thông.
  • Có khả năng điều chỉnh, phát triển chương trình môn Vật lý.
  • Có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; 
  • Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau.
  • Có khả năng tự học, tự tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ về Vật lý.
  • Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình;
  • Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật.
  • Có khả năng đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn về môn Vật lý.

4. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Share for UTB