1. GIỚI THIỆU CHUNG

Đào tạo giáo viên dạy môn Ngữ văn có trình độ đại học. Sinh viên tốt nghiệp có khả năng giảng dạy môn Ngữ văn ở các trường Trung học phổ thông, Trung học cơ sở, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp. Sinh viên cũng có thể chuyển vị trí làm việc sang một số nghề nghiệp khác có liên quan đến lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn (các Viện nghiên cứu, các cơ quan truyền thông, văn hóa, các tổ chức xã hội...) hoặc tiếp tục được đào tạo Sau đại học để giảng dạy ở các trường Đại học.

2. CƠ HỘI VIỆC LÀM

  • Giáo viên giảng dạy Ngữ văn tại các trường THPT.
  • Giáo viên dạy Ngữ văn ở các trường THCS, Trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, TTGD thường xuyên.
  • Giáo viên dạy tiếng Việt, văn hóa cho người nước ngoài.
  • Giảng viên ở các trường ĐH, CĐ có chuyên ngành đào tạo liên quan đến lĩnh vực ngôn ngữ, văn học và tâm lý, giáo dục (sau khi được học tập, nghiên cứu nâng cao trình độ).
  • Chuyên viên, nghiên cứu viên trong các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, các viện và trung tâm nghiên cứu thuộc khoa học xã hội và nhân văn, tâm lí, giáo dục; các cơ quan, các tổ chức chính trị - xã hội.

3. CHUẨN ĐẦU RA

3.1 Chuẩn kiến thức

  • Kiến thức chung: Tích luỹ được kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Pháp luật Việt Nam, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất và vận dụng được vào các hoạt động giáo dục và dạy học môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông.
  • Kiến thức liên ngành: Nắm vững kiến thức liên ngành cơ bản về lịch sử, giáo dục công dân, văn hóa xã hội, văn hoá địa phương,… và vận dụng được những kiến thức đó vào quá trình học tập, giảng dạy môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông.
  • Kiến thức chuyên ngành: Nắm vững hệ thống kiến thức chuyên ngành Ngữ văn  và vận dụng được vào giảng dạy, nghiên cứu môn Ngữ văn ở trường trung học phổ thông.
  • Kiến thức nghiệp vụ: Nắm vững hệ thống kiến thức khoa học giáo dục nói chung, phương pháp dạy học Ngữ văn nói riêng, kiến thức về khoa học kiểm tra, đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh ở trường trung học phổ thông… và vận dụng được những kiến thức đó vào giải quyết các vấn đề thực tiễn trong trường trung học phổ thông.
  • Kiến thức bổ trợ: Đạt trình độ tin học cơ bản và trình độ ngoại ngữ bậc 3 theo khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam.

3.2 Chuẩn kỹ năng

3.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp

  • Có kĩ năng sư phạm nền tảng của người giáo viên ở trường trung học phổ thông: tìm hiểu người học, môi trường giáo dục; chủ nhiệm lớp, công tác đoàn, tổ chức hoạt động tập thể cho học sinh; thiết kế, tổ chức dạy học; kiểm tra và đánh giá kết quả học tập; phát triển chương trình; có kĩ năng giao tiếp để thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học và giáo dục; tự bồi dưỡng nâng cao chuyên môn nghiệp vụ...
  • Có kĩ năng đặc thù của người giáo viên Ngữ văn: biết vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại; thực hiện yêu cầu đổi mới nội dung, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả dạy và học môn Ngữ văn trong nhà trường; nghiên cứu khoa học về các vấn đề ngôn ngữ và văn học gắn liền với công việc dạy học Ngữ văn.

3.2.2. Kỹ năng mềm

  • Có kĩ năng giao tiếp: biết lập luận, diễn thuyết, tạo lập văn bản để thể hiện ý tưởng của cá nhân.
  • Có kĩ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập, sáng tạo, cập nhật kiến thức thích ứng với yêu cầu nghề nghiệp.
  • Có kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học và nghiên cứu chuyên ngành. Sử dụng được ngoại ngữ trong giao tiếp cơ bản, đọc hiểu được các tài liệu chuyên ngành Ngữ văn ở mức độ phù hợp.
  • Có kĩ năng phát triển nghề nghiệp.

3.3 Phẩm chất đạo đức

  • Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các quy định của ngành Giáo dục. Trân trọng, gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
  • Thể hiện các chuẩn mực đạo đức của nghề dạy học, phẩm chất tốt đẹp của nhà giáo, tác phong sư phạm mẫu mực. Tôn trọng, hợp tác với đồng nghiệp, học sinh, phụ huynh học sinh và các lực lượng xã hội để kiến tạo cộng đồng học tập, xây dựng nhà trường văn hóa. Có ý thức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao hiệu quả giáo dục và dạy học.
  • Có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình và xã hội, sẵn sàng đương đầu với khó khăn. Có lòng nhân ái, bao dung; chăm chỉ, nhiệt huyết với công việc.

3.4 Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm

  • Năng lực cập nhật kiến thức và kĩ năng Ngữ văn hiện đại; vận dụng thành thạo các kiến thức Ngữ văn cơ bản đáp ứng nhiệm vụ dạy học của người giáo viên Ngữ văn.
  • Năng lực tư duy sáng tạo để tổ chức tốt các hoạt động dạy học Ngữ văn ở trường trung học phổ thông.
  • Năng lực cảm thụ, truyền và kích thích xúc cảm thẩm mĩ ở người học; chuyển hóa các giá trị thẩm mĩ nhân văn từ tác phẩm văn học vào thực tiễn đời sống.
  • Năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề có liên quan đến mục tiêu, nội dung, sách giáo khoa, phát triển chương trình Ngữ văn ở trường phổ thông, thích ứng tốt với những đòi hỏi của ngành nghề trong xã hội hiện đại.
  • Năng lực NCKH để tự bồi dưỡng, NCKH chuyên ngành, nâng cao năng lực giảng dạy đáp ứng yêu cầu đào tạo.
  • Năng lực hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học.
  • Có trách nhiệm quản lí công việc và kế hoạch của bản thân, nhà trường và xã hội.

4. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Share for UTB