1. GIỚI THIỆU CHUNG

Sau khi học xong chương trình, người học đạt trình độ cử nhân về khoa học lịch sử và khoa học giáo dục, có kiến thức sâu rộng về khoa học cơ bản, có kiến thức vững chắc về khoa học giáo dục và biết kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai khoa học nói trên để phục vụ tốt cho sự nghiệp đào tạo, đổi mới giáo dục hiện nay.

2. CƠ HỘI VIỆC LÀM

  • Giáo viên tại các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở;
  • Học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ trở thành giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học, trung tâm chính trị các tỉnh, huyện thị; cán bộ nghiên cứu của các viện, học viện; cán bộ của các đoàn thể như Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt nam...
  • Chuyên viên về lĩnh vực giáo dục Lịch sử tại các phòng, sở giáo dục và đào tạo; các cơ quan, tổ chức nghiên cứu và tư vấn phát triển văn hóa giáo dục và một số lĩnh vực khác.

3. CHUẨN ĐẦU RA

3.1 Chuẩn kiến thức

  • Vận dụng và nhận biết được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác lê nin; áp dụng được đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước, tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác và cuộc sống; nhất là tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục.

  • Vận dụng được các kiến thức cơ bản về ngoại ngữ và khoa học xã hội, tin học vào học tập các môn chuyên ngành và công tác.

  • Sinh viên khi ra trường có trình độ ngoại ngữ tương đương trình bộ B, có thể sử dụng để khai thác tài liệu tiếng nước ngoài trong học tập, nghiên cứu và học tập ở bậc học cao hơn.

  • Sinh viên khi ra trường có trình độ tin học tương đương trình độ B, biết khai thác và sử dụng các phần mềm thông dụng và các phần mềm chuyên ngành.

  • Có kiến thức toàn diện, hệ thống và sâu rộng về tiến trình lịch sử dân tộc và lịch sử nhân loại, đạt trình độ khá giỏi, có thể làm nòng cốt trong công tác giảng dạy lịch sử tại các trường trung học phổ thông, là nguồn cán bộ cho các trường đại học, cao đẳng.

  • Nắm chắc phương pháp luận nghiên cứu tại các viện, các trung tâm nghiên cứu, các cơ quan đoàn thể xã hội cần sử dụng hoặc có liên quan đến các kiến thức lịch sử và giáo dục.

3.2 Chuẩn kỹ năng

3.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp

  • Sử dụng thành thạo các phương pháp dạy học vào dạy học bộ môn ở trường trung học cơ sở, cụ thể là các kỹ năng: thuyết trình, phân tích tổng hợp, đọc bản đồ, sử dụng tài liệu sách giáo khoa, nêu vấn đề và xây dựng câu hỏi phát vấn...

  • Có năng lực và phương pháp sư phạm để thực hiện yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, kiểm tra đánh giá kết quả giáo dục, dạy học môn lịch sử, Giáo dục công dân... ở trường trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu về chất lượng, hiệu quả của sự nghiệp giáo dục.

  • Có kỹ năng tự đổi mới, tự học, tự nghiên cứu (khoa học cơ bản và khoa học giáo dục) để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội.

3.2.2. Kỹ năng mềm

  • Biết cách tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo chủ đề cho học sinh và các hoạt động tham quan học tập, ...

  • Tổ chức được các hoạt động xã hội và giáo dục, hoạt động phong trào (công tác Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh) ở trường trung học phổ thông và các cơ sở giáo dục.

  • Làm tốt công tác chủ nhiệm lớp ở các khối lớp, biết cách xử lí những tình huống sư phạm và học sinh các biệt.

  • Sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng thông dụng và phần mền dạy học như: Word, Excel, PowerPoint; biết khai thác thông tin trên mạng internet.

3.3 Phẩm chất đạo đức

  • Người giáo viên lịch sử đòi hỏi phải có phẩm chất cơ bản của người giáo viên xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thấm nhuần thế giới quan Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có lý tưởng nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên.

3.4 Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm

  • Về kiến thức, kỹ năng phải đáp ứng được các yêu cầu của nền kinh tế thị trường nói chung, thị trường về nghề nghiêp nói riêng; phải tự liên hệ được việc làm, hoặc tự tạo được việc làm bằng chuyên môn đào tạo hoặc các lĩnh vực khác.

  • Cơ hội tìm kiếm việc làm khi ra trường của sinh viên không chỉ công bằng mà còn có năng lực cạnh tranh cao so với sinh viên ở một số cơ sở đào tạo khác, nhất là tham gia thị trường lao động ở các tỉnh Tây Bắc.

  • Sinh viên Sư phạm Lịch sử - Trường Đại học Tây Bắc khi ra trường ngoài việc đáp ứng yêu cầu của thị trường nghề nghiệp về kiến thức và kỹ năng hành nghề,còn có khả năng học lên ở những bậc học cao hơn, chiếm lĩnh được đỉnh cao của kiến thức và kỹ năng của khoa học kỹ thuật hiện đại, trở thành giảng viên của các trường cao đẳng, đại học trong cả nước.

4. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Share for UTB