1. GIỚI THIỆU CHUNG

Đào tạo giáo viên địa lý có lòng yêu nghề, có lý tưởng cách mạng, nắm vững tri thức lý luận của khoa học địa lý, có khả năng ứng dụng công nghê thông tin, biết liên hệ tri thức địa lý vào thực tiễn để vận dụng vào việc nghiên cứu và dạy học địa lý ở trường phổ thông.

2. CƠ HỘI VIỆC LÀM

  • Giáo viên tại các trường trung học phổ thông, trung học cơ sở;
  • Học lên Thạc sĩ, Tiến sĩ trở thành giảng viên tại các trường cao đẳng, đại học, trung tâm chính trị các tỉnh, huyện thị; cán bộ nghiên cứu của các viện, học viện; cán bộ của các đoàn thể như Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn Việt nam...
  • Chuyên viên về lĩnh vực giáo dục Lịch sử tại các phòng, sở giáo dục và đào tạo; các cơ quan, tổ chức nghiên cứu và tư vấn phát triển văn hóa giáo dục và một số lĩnh vực khác.

3. CHUẨN ĐẦU RA

3.1 Chuẩn kiến thức

  • Có kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và khoa học giáo dục.
  • Có khả năng vận dụng kiến thức cơ bản về khoa học tự nhiên, xã hội và giáo dục trong dạy học tích hợp và liên môn.
  • Hiểu biết về đối tượng, nhiệm vụ, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của khoa học địa lý.
  • Vận dụng các quan điểm và phương pháp hiện đại trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy địa lý.
  • Có kiến thức cơ bản, toàn diện, hệ thống về bản đồ, địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế - xã hội thế giới và Việt Nam.
  • Vận dụng các kiến thức chuyên ngành trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy địa lý.
  • Sử dụng hiệu quả ngoại ngữ trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy địa lý.
  • Vận dụng thành thạo công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) để thiết kế bài giảng và giảng dạy địa lý ở trường phổ thông.
  • Ứng dụng các phần mềm hệ thống thông tin địa lý (GIS) và viễn thám, xử lý, phân tích số liệu thống kê trong học tập và nghiên cứu địa lý.
  • Biết xây dựng và sử dụng sáng tạo, hiệu quả các phương tiện, thiết bị dạy học chủ yếu phục vụ giảng dạy địa lý.
  • Có khả năng xây dựng nội dung, tiêu chí, phương pháp đánh giá năng lực, hiệu quả học tập, rèn luyện và làm việc của bản thân.
  • Có khả năng phân tích, đánh giá khách quan, trung thực năng lực và hiệu quả làm việc của bản thân.
  • Biết so sánh, đối chiếu năng lực bản thân với yêu cầu về năng lực của đồng nghiệp, của yêu cầu công tác để xác định rõ những hạn chế, tồn tại cần tiếp tục bồi dưỡng hoàn thiện.
  • Biết lập kế hoạch tự bồi dưỡng và tham gia các khóa bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
  • Có năng lực dạy học địa lý và các chủ đề tích hợp liên môn cho học sinh, đáp ứng yêu cầu về đổi mới nội dung và phương pháp dạy học địa lý ở trường phổ thông.
  • Có thể đảm nhận công việc trong các lĩnh vực liên quan đến địa lý như: quy hoạch lãnh thổ, quản lý tài nguyên môi trường, phát triển nông thôn, đô thị hóa…
  • Có đủ khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ thạc sỹ, tiến sỹ ở trong và ngoài nước.
  • Có khả năng độc lập thực hiện các nghiên cứu khoa học liên quan đến chuyên ngành được đào tạo.
  • Biết lập kế hoạch và thực hiện có hiệu quả các kế hoạch học tập, nghiên cứu, làm việc.
  • Có kiến thức cơ bản về khoa học giáo dục, về phát triển chương trình môn học địa lý, khoa học xã hội trong nhà trường phổ thông.
  • Biết xây dựng đề cương và vận dụng các phương pháp nghiên chung, phương pháp nghiên cứu chuyên ngành trong việc hoàn thiện các tiểu luận về khoa học giáo dục, khoa học địa lý nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học trong nhà trường phổ thông.
  • Biết xây dựng đề cương, quy trình nghiên cứu, xác định và vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực khoa học giáo dục.
  • Có khả năng thực hiện các hoạt động nghiên cứu nhằm phát triển chương trình, nội dung môn học địa lý trong nhà trường phổ thông.
  • Biêt vận dụng các phương pháp nghiên cứu và hệ thống kiến thức về địa lý tự nhiên, địa lý kinh tế xã hội nhằm giải quyết các vấn đề thực tiễn ở địa phương.

3.2 Chuẩn kỹ năng

3.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp

  • Có năng lực về ngôn ngữ và kỹ năng sử dụng ngôn ngữ trong giảng dạy, giao tiếp để truyền tải kiến thức và ý tưởng cho người học.
  • Có kỹ năng kết hợp tốt các phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ để thu hút người học; xác định được nguyện vọng, hứng thú của người học để điều khiển, điều chỉnh quá trình giáo dục và truyền đạt ý kiến, nguyện vọng của bản thân.
  • Có khả năng làm việc theo nhóm, biết tổ chức các nhóm làm việc.
  • Có khả năng chia sẻ, hướng dẫn, tư vấn cho đồng nghiệp, phụ huynh và học sinh.
  • Thể hiện tính chủ động, độc lập và có ý kiến riêng trong làm việc nhóm.
  • Biết tôn trọng các ý kiến cá nhân và sự khác biệt về quan điểm trong làm việc nhóm.
  • Biết kiềm chế bản thân trong trao đổi, tranh luận và bày tỏ ý kiến cá nhân để tìm sự thống nhất.
  • Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề hiệu quả bằng tư duy logic, sáng tạo.
  • Có khả năng phát hiện và đánh giá đặc điểm tâm lý của học sinh để giải quyết được các tình huống sư phạm hợp lý.
  • Có khả năng tư duy độc lập, có phê phán trong phân tích thông tin và ý tưởng.
  • Có khả năng phát hiện và giải quyết các vấn đề của khoa học Địa lý và khoa học giáo dục phục vụ nhu cầu xã hội.
  • Có khả năng lập luận, phân tích, phản biện nhằm đánh giá, giải quyết hiệu quả các tình huống sư phạm và các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn công tác, giảng dạy.

3.2.2. Kỹ năng mềm

  • Am hiểu đặc điểm tâm lý người học, tạo được niềm tin, động lực học tập, rèn luyện cho người học.
  • Tạo dựng được môi trường học tập dân chủ, thân thiện, bình đẳng, hợp tác, khuyến khích sự sáng tạo.
  • Hiểu và vận dụng được các lý thuyết tâm lý học sư phạm, lứa tuổi để tích cực hóa người học.Hiểu và vận dụng được các lý thuyết dạy học chung và lý luận dạy học địa lý trong triển khai tổ chức hoạt động dạy học địa lý để phát triển năng lực người học.
  • Có năng lực lập và tổ chức thực hiện kế hoạch dạy học địa lý ở trường phổ thông.
  • Có năng lực tổ chức thực hiện hiệu quả các hoạt động trải nghiệm giáo dục.
  • Xác định rõ mục tiêu, nội dung, yêu cầu, điều kiện áp dụng các phương pháp dạy học tích cực phù hợp với từng đối tượng người học.
  • Vận dụng hiệu quả, sáng tạo phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng người học.
  • Hiểu bản chất và vận dụng được các phương pháp, kỹ thuật dạy học tích hợp phù hợp với nội dung, bối cảnh dạy học và khả năng người học.
  • Hiểu bản chất và vận dụng được các phương pháp, kỹ thuật dạy học phân hóa phù hợp với nội dung, bối cảnh dạy học và khả năng người học.
  • Có khả năng thiết kế các công cụ đánh giá và triển khai hiệu quả các hoạt động đánh giá kết quả học tập trong quá trình dạy học địa lý.
  • Có khả năng thiết kế, đánh giá được hiệu quả các hoạt động trải nghiệm giáo dục.
  • Vận dụng hiệu quả các loại hình, phương pháp, kĩ thuật, để đánh giá được năng lực và phẩm chất của người học.
  • Có khả năng cung cấp thông tin, phân tích kết quả đánh giá, phản hồi để tư vấn, hỗ trợ người học.
  • Có khả năng thực hiện hiệu quả các hoạt động tư vấn, hướng nghiệp người học.

3.3 Phẩm chất đạo đức

  • Người giáo viên lịch sử đòi hỏi phải có phẩm chất cơ bản của người giáo viên xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thấm nhuần thế giới quan Mác- Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có lý tưởng nghề nghiệp, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên.

3.4 Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm

  • Hiểu và chấp hành nghiêm túc đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước.
  • Có trách nhiệm công dân, tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
  • Hiểu rõ và có ý thức trách nhiệm, tác phong gương mẫu, chuẩn mực người giáo viên.
  • Có phẩm chất đạo đức, tình yêu và trách nghiệm nghề nghiệp của người giáo viên.
  • Thường xuyên tu dưỡng nâng cao phẩm chất, đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp.
  • Bảo vệ uy tín nhà giáo và tích cực tham gia đấu tranh chống các biểu hiện suy thoái đạo đức nghề nghiệp.

4. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Share for UTB