Sidebar Menu

  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tổng quan
    • Cơ cấu tổ chức
    • Ba công khai
  • Tuyển sinh
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu
  • Hợp tác
  • Hoạt động
    • Tin tức
    • Lịch công tác
    • Thông báo nhanh
    • Văn bản điều hành
    • Cựu sinh viên
  • Phòng
    Phòng Tổ chức - Hành chính Phòng Đào tạo Phòng Khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế Phòng Công tác chính trị - Quản lý người học Phòng Bảo đảm chất lượng và Thanh tra Pháp chế Phòng Quản trị Cơ sở vật chất Phòng Kế toán - Tài chính
  • Khoa
    Khoa Khoa học Tự nhiên - Công nghệ Khoa Khoa học Xã hội Khoa Tiểu học - Mầm non Khoa Cơ sở Khoa Nông - Lâm Khoa Kinh tế Khoa Khoa học Sức khỏe
  • Trung tâm
    Trung tâm Thông tin - Thư viện Trung tâm Thực hành - Thí nghiệm Trung tâm Tin học - Ngoại ngữ Trung tâm Đào tạo và Dịch vụ Kinh tế Trung tâm NCKH và Chuyển giao công nghệ Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa các dân tộc Tây Bắc Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh Sinh viên
  • Đơn vị khác
    Ban Quản lý Khu nội trú Trường TH, THCS, THPT Chu Văn An Đoàn Thanh niên - Hội Sinh viên Câu lạc bộ Hỗ trợ nữ sinh Tạp chí Khoa học
  • Lịch
  • Danh bạ
  • iOffice
  • Đào tạo
  • Liên hệ
Trường Đại học Tây Bắc Trường Đại học Tây Bắc
  • Trang chủ
  • Giới thiệu
    • Tổng quan
    • Cơ cấu tổ chức
    • Ba công khai
  • Tuyển sinh
  • Đào tạo
  • Nghiên cứu
  • Hợp tác
  • Hoạt động
    • Tin tức
    • Lịch công tác
    • Thông báo nhanh
    • Văn bản điều hành
    • Cựu sinh viên
 

Giới thiệu ngành Công nghệ thông tin

In bài này Gửi Email bài này
Chi tiết
Tác giả: Nguyễn Duy Hiếu
Nguyễn Duy Hiếu
Chuyên mục: Ngành đào tạo
Ngày đăng: 26 Tháng 10 2020

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Đào tạo cử nhân Công nghệ thông tin (CNTT) có đủ sức khỏe, có kiến thức vững chắc và năng lực chuyên môn cao đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Có phẩm chất chính trị, đạo đức, có khả năng tự học, tự nghiên cứu nhằm đạt được những trình độ cao hơn để nghiên cứu, giảng dạy và làm việc tại các cơ quan, các Viện nghiên cứu và các công ty liên quan đến lĩnh vực Công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin. Giúp cho sinh viên nhận thức rõ về việc đóng góp cho sự phát triển quốc gia và kinh tế toàn cầu.

2. CƠ HỘI VIỆC LÀM

  • Làm chuyên viên trong các cơ quan đơn vị có ứng dụng công nghệ thông tin (hành chính sự nghiệp, viễn thông, điện lực, ngân hàng, tài chính, thương mại, …).
  • Làm chuyên gia tin học trong các công ty chuyên về công nghệ thông tin, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất và gia công phần mềm và nội dung số ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Làm việc trong các công ty tư vấn về đề xuất giải pháp, xây dựng và bảo trì các hệ thống thông tin, hệ thống mạng và truyền thông.
  • Làm lãnh đạo trong các nhóm, các công ty phát triển và kinh doanh về các sản phẩm CNTT và Truyền thông.
  • Giảng dạy CNTT tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp, Dạy nghề và các trường Phổ thông (cần thêm chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm).
  • Làm nghiên cứu viên trong các trường đại học hay viện nghiên cứu có liên quan đến CNTT.
  • Có khả năng tự học để hoàn thiện, bổ sung, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngành CNTT.
  • Có khả năng tiếp tục học tập và nghiên cứu chuyên môn ở trình độ Thạc sĩ và Tiến sĩ.

3. CHUẨN ĐẦU RA

3.1 Chuẩn kiến thức

 3.1.1. Khối kiến thức chung

  • Có kiến thức cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam và Pháp luật Việt Nam;
  • Có kiến thức cơ bản về quốc phòng an ninh và giáo dục thể chất;
  • Có năng lực ngoại ngữ đạt trình độ bậc 3 theo Khung Năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

3.1.2. Khối kiến thức chung theo lĩnh vực

  • Có các kiến thức cơ bản về Giải tích, Đại số tuyến tính; Xác suất thống kê;
  • Có khả năng vận dụng các kiến thức giáo dục tổng quát vào học tập chuyên ngành và thực tiễn.

3.1.3. Khối kiến thức chung của khối ngành

  • Có kiến thức cơ bản về Tin học (Cơ sở dữ liệu, Lập trình, Kiến trúc máy tính, Cấu trúc dữ liệu và giải thuật, Mạng máy tính…).

3.1.4. Khối kiến thức chung của nhóm ngành

  • Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở về Khoa học máy tính, Lập trình máy tính, Hệ thống máy tính, Các ứng dụng quan trọng của công nghệ thông tin…

3.1.5. Khối kiến thức liên quan trực tiếp và mang tính đặc thù của ngành học

  • Trang bị cho sinh viên những kiến thức liên quan đến nghiên cứu phát triển, gia công hay ứng dụng hệ thống phần mềm; kiến thức về thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng, phần mềm của hệ thống máy tính và các hệ thống thiết bị dựa trên máy tính, kiến thức về mạng máy tính và truyền thông…;

3.2 Chuẩn kỹ năng

3.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp

  • Có khả năng thực hiện, phác thảo và nâng cao hệ thống phần mềm dựa trên cơ sở máy tính.
  • Có kỹ năng đánh giá hệ thống máy tính theo các thuộc tính chất lượng nói chung và các khả năng ứng dụng để giải quyết vấn đề thực tế.
  • Có kỹ năng sử dụng các nguyên tắc quản lý có hiệu lực các thông tin, tổ chức thông tin và năng lực thu hồi thông tin cho các loại thông tin khác nhau, kể cả văn bản, hình ảnh, âm thanh và băng hình.
  • Có kỹ năng áp dụng các nguyên lý về sự giao tiếp người-máy để đánh giá và thiết kế một đối tượng lớn các sản phẩm dựa trên sử dụng giao diện chung, các trang web và hệ thống truyền thông.
  • Có khả năng đánh giá, phân tích, tổng hợp vấn đề.
  • Có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề một cách hiệu quả, sáng tạo.
  • Có khả năng phát hiện vấn đề nghiên cứu khoa học chuyên ngành.
  • Có khả năng vận dụng được các phương pháp nghiên cứu khoa học để thực hiện các nghiên cứu cụ thể.
  • Có kỹ năng tư duy logic, tư duy tin học.
  • Có kỹ năng tư duy phản biện hiệu quả.
  • Có khả năng nhận biết và sử lý các tác động, các yêu cầu của xã hội đối với lĩnh vực CNTT.
  • Có kỹ năng nhận biết và phân tích tình hình các đơn vị quan hệ với ngành CNTT.
  • Có kỹ năng vận dụng các kiến thức đã học trong Nhà trường vào thực tiễn cuộc sống.
  • Có kỹ năng cải tiến, cập nhật và phát triển các kiến thức về CNTT.

3.2.2. Kỹ năng mềm

  • Có phương pháp làm việc khoa học và chuyên nghiệp.
  • Có tư duy hệ thống và tư duy phân tích, có khả năng tóm tắt, tổng hợp thông tin từ nhiều nguồn.
  • Có khả năng tự học, tự nghiên cứu để giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực Công nghệ thông tin.
  • Biết xây dựng và thực hiện tinh thần làm việc theo nhóm.
  • Biết truyền thông trong nhóm, tổ chức làm việc nhóm và xử lý xung đột trong nhóm.
  • Có kỹ năng quản lý và lãnh đạo.
  • Biết lắng nghe, trình bày một vấn đề trước đám đông.
  • Có khả năng viết báo cáo kỹ thuật, báo cáo khoa học.
  • Có khả năng sử dụng ngoại ngữ hiệu quả trong các hoạt động trong lĩnh vực CNTT.
  • Tạo dựng được môi trường làm việc dân chủ, thân thiện, bình đẳng, hợp tác, khuyến khích sự sáng tạo.

3.3 Phẩm chất đạo đức

3.3.1. Phẩm chất đạo đức cá nhân

  • Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt.
  • Sẵn sàng nhận các nhiệm vụ được giao theo đúng khả năng.

3.3.2. Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp

  • Hiểu rõ trách nhiệm và thể hiện đạo đức của nghề.
  • Giữ gìn và phát huy giá trị, uy tín của nghề.

3.3.3. Phẩm chất đạo đức xã hội

  • Có trách nhiệm công dân, tích cực tham gia các hoạt động vì cộng đồng.

3.4 Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm

3.4.1. Năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo

  • Có khả năng nắm vững chuyên môn.
  • Có khả năng điều chỉnh, phát triển nghiên cứu.

3.4.2. Năng lực tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau

  • Có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau

3.4.3. Năng lực tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ

  • Có khả năng tự học, tự tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn.

3.4.4. Năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể

  • Có khả năng lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể các nội dung liên quan đến ngành CNTT.

3.4.5. Năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn

  • Có khả năng đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn về tin học.

4. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Giới thiệu ngành Giáo dục Mầm non

In bài này Gửi Email bài này
Chi tiết
Tác giả: Nguyễn Duy Hiếu
Nguyễn Duy Hiếu
Chuyên mục: Ngành đào tạo
Ngày đăng: 26 Tháng 10 2020

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Đào tạo giáo viên mầm non trình độ đại học, có đủ năng lực dạy mầm non, có khả năng làm chuyên viên về lĩnh vực giáo dục mầm non của các phòng, sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan, tổ chức nghiên cứu và tư vấn phá triển giáo dục và một số lĩnh vực khác, có khả năng tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, có khả năng liên thông ở các chương trình đào tạo sau đại học. 

2. CƠ HỘI VIỆC LÀM

  • Giáo viên tại các trường mầm non;
  • Chuyên viên về lĩnh vực giáo dục mầm non tại các phòng, sở giáo dục và đào tạo; các cơ quan, tổ chức nghiên cứu và tư vấn phát triển giáo dục mầm non và một số lĩnh vực khác.

3. CHUẨN ĐẦU RA

3.1 Chuẩn kiến thức

  • Có trình độ kiến thức đáp ứng được yêu cầu về chuẩn kiến thức của người giáo viên mầm non: nắm vững mục tiêu dạy học, chương trình, nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ ở bậc mầm non, có kiến thức để dạy tốt tất cả các lĩnh vực phát triển, các khối lớp ở bậc mầm non.
  • Có phương pháp giáo dục đáp ứng được yêu cầu về phương pháp giáo dục ở bậc mầm non: có phương pháp để giảng dạy chương trình mầm non theo quan điểm tích hợp, có phương pháp đánh giá sự phát triển của trẻ theo yêu cầu đổi mới cách đánh giá sự phát triển ở trẻ mầm non của ngành giáo dục; cập nhật thường xuyên kiến thức về đổi mới giáo dục mầm non nhằm vận dụng vào thực tiễn chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non.

3.2 Chuẩn kỹ năng

  • Có kỹ năng lập kế hoạch giáo dục, chăm sóc, đánh giá sự phát triển của trẻ, đánh giá việc thực hiện các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ trong dạy học mầm non; kỹ năng lập hồ sơ chuyên môn của người giáo viên mầm non;
  • Có kỹ năng vận dụng đúng, linh hoạt, sáng tạo phương pháp dạy học và những thành tựu khoa học giáo dục mầm non mới vào tổ chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non (gồm cả chăm sóc, giáo dục cho đối tượng đặc biệt như: trẻ là người dân tộc thiểu số, trẻ có khả năng đặc biệt, trẻ khuyết tật, tàn tật theo hướng hoà nhập);
  • Có kỹ năng vận dụng sáng tạo và đánh giá được việc vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm lý lứa tuổi vào thực tiễn chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non của đồng nghiệp;
  • Có kỹ năng tổ chức, quản lý lớp, nhóm trẻ; tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục trẻ cá biệt;
  • Có kỹ năng giao tiếp và ứng xử sư phạm với trẻ, gia đình học sinh, với đồng nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong cộng đồng.

3.3 Phẩm chất đạo đức

  • Có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục mầm non, có ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức của người công dân và người giáo viên, xây dựng một lối sống trung thực, lành mạnh, giản dị, đoàn kết; 
  • Có lòng yêu nghề dạy học, mến trẻ, có tinh thần trách nhiệm cao đối với việc chăm sóc, giáo dục trẻ, đối xử công bằng trên nền tảng tôn trọng trẻ và quyền trẻ em, gương mẫu trong quá trình chăm sóc, giáo dục trẻ, có tinh thần phấn đấu trở thành nhà giáo mẫu mực.

3.4 Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm

  • Có năng lực độc lập, tự chủ trong tổ chức các hoạt động trau dồi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; năng lực phát hiện, giải quyết công việc một cách chủ động, linh hoạt, khoa học, hiệu quả, sáng tạo, phù hợp với yêu cầu về năng lực của một giáo viên mầm non;
  • Có ý thức trách nhiệm tuân thủ nguyên tắc làm việc của đơn vị, hợp tác với đồng nghiệp, phối hợp với phụ huynh học sinh để nâng cao hiệu quả chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non, có trách nhiệm vận động các lực lượng trong và ngoài nhà trường thực hiện xã hội hoá giáo dục. 

4. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Giới thiệu ngành Giáo dục Tiểu học

In bài này Gửi Email bài này
Chi tiết
Tác giả: Nguyễn Duy Hiếu
Nguyễn Duy Hiếu
Chuyên mục: Ngành đào tạo
Ngày đăng: 26 Tháng 10 2020

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Đào tạo giáo viên tiểu học trình độ đại học, có đủ năng lực dạy tiểu học, có khả năng làm chuyên viên về lĩnh vực giáo dục tiểu học của các phòng, sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan, tổ chức nghiên cứu và tư vấn phá triển giáo dục và một số lĩnh vực khác, có khả năng tự học, tham gia học tập ở bậc học cao hơn, có khả năng liên thông ở các chương trình đào tạo sau đại học. 

2. CƠ HỘI VIỆC LÀM

  • Giáo viên tại các trường tiểu học;
  • Chuyên viên về lĩnh vực giáo dục tiểu học tại các phòng, sở giáo dục và đào tạo; các cơ quan, tổ chức nghiên cứu và tư vấn phát triển giáo dục tiểu học và một số lĩnh vực khác.

3. CHUẨN ĐẦU RA

3.1 Chuẩn kiến thức

  • Có trình độ kiến thức đáp ứng được yêu cầu về chuẩn kiến thức của người giáo viên tiểu học: nắm vững mục tiêu dạy học, chương trình, nội dung sách giáo khoa ở bậc tiểu học, có kiến thức để dạy tốt tất cả các môn học, các khối lớp ở bậc tiểu học. 
  • Có phương pháp dạy học đáp ứng được yêu cầu về phương pháp dạy học ở bậc tiểu học: có phương pháp để giảng dạy chương trình tiểu học theo quan điểm tiếp cận với năng lực học sinh, có phương pháp đánh giá kết quả học tập của học sinh ở bậc tiểu học theo yêu cầu đổi mới theo cách đánh giá học sinh tiểu học của ngành giáo dục; cập nhật thường xuyên kiến thức về đổi mới phương pháp giáo dục tiểu học nhằm vận dụng các phương pháp này vào thực tiễn dạy học, giáo dục học sinh ở trường tiểu học.

3.2 Chuẩn kỹ năng

  • Có kỹ năng lập kế hoạch giáo dục, giảng dạy, đánh giá trong dạy học tiểu học, kỹ năng lập hồ sơ chuyên môn của người giáo viên tiểu học;
  • Có kỹ năng vận dụng đúng, linh hoạt, sáng tạo phương pháp dạy học vào tổ chức các hoạt động học tập, giáo dục học sinh tiểu học (gồm cả dạy học cho đối tượng đặc biệt như: dạy cho học sinh dân tộc thiểu số, dạy học sinh khuyết tật, tàn tật theo hướng hoà nhập);
  • Có kỹ năng vận dụng sáng tạo và đánh giá được việc vận dụng những kiến thức về giáo dục học và tâm lý lứa tuổi vào thực tiễn giáo dục học sinh tiểu học của đồng nghiệp;
  • Có kỹ năng tổ chức và thực hiện công tác chủ nhiệm lớp, tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động Sao nhi đồng, Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh; kỹ năng quản lý lớp học, giáo dục học sinh cá biệt;
  • Có kỹ năng giao tiếp và ứng xử sư phạm, xử lí các tình huống sư phạm thân thiện, công bằng, hiệu quả, phù hợp với mục tiêu giáo dục học sinh tiểu học, có kỹ năng ứng xử với gia đình học sinh, với đồng nghiệp và các tầng lớp nhân dân trong cộng đồng.

3.3 Phẩm chất đạo đức

  • Có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, ý thức chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục tiểu học, có ý thức rèn luyện phẩm chất đạo đức của người công dân và người giáo viên, xây dựng một lối sống trung thực, lành mạnh, giản dị, đoàn kết;
  • Có lòng yêu nghề dạy học, tình thương yêu, tôn trọng, thái độ đối xử công bằng với học sinh, có ý thức giáo dục, chăm sóc học sinh, gương mẫu trong quá trình giảng dạy, giáo dục học sinh, có tinh thần phấn đấu trở thành nhà giáo mẫu mực.

3.4 Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm

  • Có năng lực độc lập, tự chủ trong tổ chức các hoạt động trau dồi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; năng lực phát hiện, giải quyết công việc một cách chủ động, linh hoạt, khoa học, hiệu quả, sáng tạo, phù hợp với yêu cầu về năng lực của một giáo viên tiểu học;
  • Có ý thức trách nhiệm tuân thủ nguyên tắc làm việc của đơn vị, hợp tác với đồng nghiệp, phối hợp với phụ huynh học sinh để nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh tiểu học.

4. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Giới thiệu ngành Giáo dục Chính trị

In bài này Gửi Email bài này
Chi tiết
Tác giả: Nguyễn Duy Hiếu
Nguyễn Duy Hiếu
Chuyên mục: Ngành đào tạo
Ngày đăng: 26 Tháng 10 2020

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Đào tạo cử nhân ngành Giáo dục chính trị thuộc khối ngành sư phạm có kiến thức vững vàng về khoa học lý luận chính trị và khoa học giáo dục, có kĩ năng sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, giảng dạy và nghiên cứu các môn lý luận chính trị ở các trường đại học, cao đẳng, trường nghề, trường chính trị tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thành phố, môn giáo dục công dân ở phổ thông; làm việc trong các cơ quan Đảng, nhà nước, các tổ chức chính trị xã hội.

2. CƠ HỘI VIỆC LÀM

  • Giáo viên giảng dạy môn Giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông;
  • Giảng viên giảng dạy các môn khoa học Mác – Lênin, Đường lối cách mạng của ĐCSVN, Tư tưởng HCM ở các trường cao đẳng, đại học, các trường chính trị tỉnh, trung tâm bồi dưỡng chính trị thành phố, huyện; giáo viên giảng dạy Lý luận chính trị ở các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề;
  • Giảng viên giảng dạy các môn phương pháp dạy học trong các trường sư phạm có khoa Giáo dục chịnh trị hoặc Giáo dục công dân;
  • Công chức, viên chức trong các cơ quan nhà nước các cấp, tổ chức Đảng các cấp, tổ chức chính trị xã hội các cấp (hội phụ nữ, mặt trận tổ quốc, đoàn thanh niên....)
  • Có cơ hội học thạc sĩ, tiến sĩ các ngành triết học, kinh tế chính trị, chủ nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng Hồ Chí Minh, Lịch sử Đảng, Lý luận và phương pháp dạy học chính trị;
  • Có cơ hội thăng tiến ở các vị trí trong quá trình công tác.

3. CHUẨN ĐẦU RA

3.1 Chuẩn kiến thức

  • Khối kiến thức giáo dục đại cương và kiến thức cơ sở ngành.
  • Khối kiến thức chuyên ngành bao gồm các kiến thức cơ bản của khoa học Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Khối kiến thức về nghiệp vụ sư phạm.
  • Khối kiến thức bổ trợ cho ngành Giáo dục chính trị.

3.2 Chuẩn kỹ năng

3.2.1 Kỹ năng nghề nghiệp

  • Có kỹ năng vận dụng tốt những kiến thức đã học vào việc giảng dạy và nghiên cứu trong lĩnh vực chính trị.
  • Có kỹ năng vận dụng tốt những kiến thức đã học vào tuyên truyền đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
  • Có kỹ năng xử lý các tình huống sư phạm trong giảng dạy Giáo dục công dân ở trường phổ thông.
  • Có kỹ năng phát hiện, phân tích, tổng hợp, đánh giá, giải quyết vấn đề, phản biện vấn đề liên quan đến thực tiễn nghề nghiệp.

3.2.1 Kỹ năng nghề nghiệp

  • Có kỹ năng đọc, hiểu, giải quyết các văn bản về đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
  • Kỹ năng quản lý và lãnh đạo, bao gồm: biết phân công nhiệm vụ, điều khiển, nhận xét, đánh giá và quyết định.
  • Có kỹ năng giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ, có khả năng thuyết trình trước đám đông, kỹ năng tương tác với các phương tiện thông tin đại chúng,...
  • Có khả năng sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học và nghiên cứu khoa học và làm việc nhóm.
  • Có kỹ năng làm việc theo nhóm:  năng lực tiếp thu, phân tích và tổng hợp ý kiến; biết cách gợi mở để tranh thủ ý kiến của người học, của đồng nghiệp.
  • Có khả năng giao tiếp bằng tiếng Anh.

3.3 Phẩm chất đạo đức

  • Phẩm chất đạo đức cá nhân: trung thực, tự tin, thẳng thắn, chăm chỉ, kiên trì, dũng cảm
  • Phẩm chất đạo đức nghề nghiệp: có lý tưởng, gương mẫu, tâm huyết với nghề, tận tụy trong công việc, bao dung độ lượng, công bằng, sẵn sàng giúp đỡ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của những người xung quanh, phê bình và tự phê bình ....
  • Phẩm chất đạo đức xã hội: có trách nhiệm với xã hội, nghiêm chỉnh chấp hành mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước, tuân thủ pháp luật,ủng hộ và bảo vệ cái đúng, sáng tạo và đổi mới.

3.4 Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm

  • Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo vào giải quyết các công việc cụ thể trong nghề nghiệp;
  • Có năng lực tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau;
  • Có năng lực tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
  • Có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể;
  • Có năng tự đánh giá chịu trách nhiệm và cải tiến các hoạt động chuyên môn;
  • Có năng lực xây dựng kế hoạch, viết báo cáo, soạn thảo quyết định.......

4. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Giới thiệu ngành Giáo dục Thể chất

In bài này Gửi Email bài này
Chi tiết
Tác giả: Nguyễn Duy Hiếu
Nguyễn Duy Hiếu
Chuyên mục: Ngành đào tạo
Ngày đăng: 26 Tháng 10 2020

1. GIỚI THIỆU CHUNG

Đào tạo cử nhân ngành Giáo dục Thể chất có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khoẻ tốt. Nắm vững các tri thức cơ bản về các môn thể thao và phương pháp giảng dạy Giáo dục Thể chất ở các trường đại học, cao đẳng, các trường dạy nghề, trường trung học phổ thông, trung học cơ sở và tiểu học. Làm công tác phong trào thể dục thể thao ở các sở, ngành.
Có khả năng giảng dạy tốt các kiến thức Giáo dục Thể chất cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, trung học phổ thông, trung học cơ sở và tiểu học, đáp ứng mọi chương trình của các bậc học, phù hợp với nội dung đổi mới phương pháp dạy và học ở các trường hiện nay.
Xây dựng chương trình nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo, đáp ứng được yêu cầu của xã hội.

2. CƠ HỘI VIỆC LÀM

  • Giáo viên tại các trường Đại học, Cao đẳng, các trường dạy nghề, trường THPT, THCS và Tiểu học;
  • Chuyên viên, huấn luyện viên, làm công tác phong trào TDTT tại các Sở, Ngành và các trung tâm Thể thao, Văn hoá.

3. CHUẨN ĐẦU RA

3.1 Chuẩn kiến thức

  • Chương trình hướng tới trang bị những kiến thức cơ bản, nền tảng chung về lý luận, phương pháp luận, nhân sinh quan, thế giới quan.
  • Có hiểu biết cơ bản về nguyên lý chủ nghĩa Mác-Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam; Tư tưởng Hồ Chí Minh; có các kiến thức cần thiết trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, khoa học quản lý hành chính, quản lý giáo dục, quốc phòng an ninh;
  • Có kiến thức khoa học cơ bản, nền tảng: Toán học thống kê, Sinh lý, Giải phẫu... đáp ứng được tiếp thu các kiến thức giáo dục chuyên nghiệp;
  • Có kiến thức đầy đủ và chuyên sâu về lý thuyết, thực hành các môn thể thao trong lĩnh vực GDTC; 
  • Nắm vững kiến thức nghiệp vụ sư phạm, bao gồm: Tâm lý học, Giáo dục học, Lý luận và phương pháp dạy học các môn thể thao để thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và giáo dục học sinh;
  • Nắm được kiến thức chuyên sâu của chuyên ngành được đào tạo, đây là kiến thức cốt lõi để vận dụng vào thực tiễn cụ thể như sinh viên chuyên ngành Giáo dục thể chất phải nắm được công tác tổ chức thi đấu, phương pháp trọng tài, phương pháp giảng dạy, các kiến thức cơ bản về huấn luyện các môn thể thao, phương pháp truyền tải dẫn dắt kiến thức chuyên môn, trình bày ý kiến liên quan đến chuyên môn. Có khả năng tham gia thi đấu, huấn luyện, tổ chức trọng tài các giải thể thao ở cơ sở;
  • Biết thiết kế, tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa như: câu lạc bộ Thể dục thể thao, Hội khỏe Phù Đổng các cấp … Biết xây dựng kế hoạch và soạn thảo được hệ thống bài tập huấn luyện tham gia thi đấu các giải Thể dục thể thao;
  • Có kiến thức về nghiên cứu khoa học, nhất là phương pháp nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực GDTC và huấn luyện thể thao;
  • Nắm vững chương trình GDTC trong trường phổ thông, đặc biệt nắm vững nội dung, chương trình GDTC trong trường Trung học phổ thông.

3.2 Chuẩn kỹ năng

  • Có các kỹ năng sư phạm dạy học nội dung GDTC, có khả năng lập kế hoạch dạy học và tổ chức hoạt động dạy học nội dung GDTC ở trường phổ thông; kĩ năng sử dụng công nghệ thông tin truyền thông, các phần mềm dạy học, sử dụng được các phương tiện kĩ thuật thực hành phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy nội dung GDTC;
  • Có kỹ năng về ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý một số tình huống chuyên môn thông thường liên quan đến công việc chuyên môn;
  • Có kỹ năng vận dụng linh hoạt những kiến thức được đào tạo vào thực tiễn nghề nghiệp; năng lực tham gia phát triển chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng đổi mới công tác giáo dục và tìm tòi các tri thức địa phương vào nội dung, chương trình giáo dục;
  • Có kỹ năng giao tiếp: biết duy trì sự hứng thú, sự tập trung chú ý của đối tượng giao tiếp. Làm chủ và điều chỉnh các diễn biến tâm lý của mình cho phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
  • Có kỹ năng nghiên cứu khoa học, cải tiến, sáng kiến kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên ngành được đào tạo, biết phân tích và giải quyết các vấn đề trong ngành TDTT, biết đúc kết kinh nghiệm để hình thành kĩ năng tư duy sáng tạo;
  • Kỹ năng lập luận, phát hiện và giải quyết vấn đề trong thực tiễn công việc.
    Kỹ năng cập nhật kiến thức, phân tích, so sánh, tổng hợp đánh giá thông tin, nghiên cứu phát triển và bổ sung kiến thức;
  • Kỹ năng lập luận, tư duy, tự chủ, sáng tạo và kỹ năng giao tiếp... khả năng sử dụng tốt các phương pháp dạy học các môn thể thao cho học sinh các cấp; rèn luyện cho sinh viên khả năng thực hành chính xác kỹ thuật động tác các môn thể thao trong công tác giảng dạy.
  • Có kỹ năng huấn luyện, chỉ đạo, tổ chức điều hành các giải đấu thể thao ở trường học và các giải thể thao do sở, ngành tổ chức.
  • Có các khả năng hoạt động tập thể Đoàn, Hội, tổ chức các hoạt động phong trào trong trường học.

3.3 Phẩm chất đạo đức

  • Có phẩm chất đạo đức của người giáo viên nhà trường xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thấm nhuần thế giới quan MácLênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, yêu học sinh, yêu nghề, có ý thức trách nhiệm cao, có đạo đức tốt, có tác phong mẫu mực của người giáo viên.
  • Phẩm chất cơ bản của người giáo viên: có ý thức, niềm tin, say mê nghề nghiệp, tận tuỵ với công việc, luôn làm việc với tinh thần trách nhiệm cao. Cải tiến nội dung phương pháp dạy học và giáo dục, luôn học hỏi tự rèn luyện để hoàn thiện mình.
  • Có tinh thần trách nhiệm, tôn trọng sự công bằng, thẳng thắng, giản dị khiêm tốn. Có định hướng thái độ, hành vi ứng xử trước các vấn đề về thế giới tự nhiên, thực tiễn xã hội nghề nghiệp: Có tình yêu, hứng thú đối với nghề nghiệp, nội dung giảng dạy. Đổi mới sáng tạo trong dạy học, say mê cần cù, nghiêm túc, sáng tạo trong lao động sư phạm.
  • Tôn trọng người học, đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp, có tinh thần hợp tác với đồng nghiệp và xây dựng môi trường làm việc thân thiện, tích cực, có ý thức tự tôn nghề nghiệp, tác phong sư phạm;
  • Coi trọng vị trí, vai trò của GDTC trong hệ thống giáo dục phổ thông; thường xuyên cập nhật kiến thức chuyên môn và đổi mới phương pháp dạy học nội dung GDTC;

3.4 Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm

  • Trang bị năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích luỹ kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật.
  • Có năng lực sư phạm: năng lực chế biến tài liệu học tập, năng lực dạy học, ngôn ngữ, giao tiếp sư phạm, tổ chức các hoạt động sư phạm.
  • Có năng lực tự định hướng, thích nghi với môi trường làm việc; năng lực học tập, tích luỹ kiến thức, kinh ngiệm để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn.
  • Năng lực thực hành thể thao: Giáo viên TDTT trong trường phổ thông phải có khả năng thị phạm tốt kỹ thuật các môn thể thao trong quá trình giảng dạy đồng thời phát hiện và sửa sai kỹ thuật động tác của người học khi tổ chức tập luyện;
  • Năng lực phòng chống chấn thương trong tập luyện: Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về phòng tránh chấn thương cho người học và có khả năng sơ cứu chấn thương tạm thời tại chỗ khi xảy ra chấn thương. Thường xuyên kiểm tra sân bãi,dụng cụ và phương tiện giảng dạy để phòng ngừa chấn thương xãy ra trong tổ chức tập luyện;

4. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Các bài khác...

  1. Giới thiệu ngành Sư phạm Toán học
  2. Giới thiệu ngành Sư phạm Vật lý
  3. Giới thiệu ngành Sư phạm Tin học
  4. Giới thiệu ngành Sư phạm Hóa học
  5. Giới thiệu ngành Sư phạm Sinh học

Các ngành đại học

  • Công nghệ thông tin
  • Kế toán
  • Quản trị kinh doanh
  • QTDV du lịch và lữ hành
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Quản lý TN&MT
  • Nông học
  • Chăn nuôi
  • Bảo vệ thực vật
  • Lâm sinh
  • Giáo dục Tiểu học
  • Giáo dục Mầm non
  • Giáo dục Chính trị
  • Giáo dục Thể chất
  • Sư phạm Toán học
  • Sư phạm Tin học
  • Sư phạm Vật lý
  • Sư phạm Hóa học
  • Sư phạm Sinh học
  • Sinh học ứng dụng
  • Sư phạm Ngữ văn
  • Sư phạm Lịch sử
  • Sư phạm Địa lý
  • Sư phạm Tiếng Anh

Các ngành sau đại học

  • Lịch sử Việt Nam
  • Sinh học thực nghiệm
  • Toán Giải tích
  • Ngôn ngữ Việt Nam
  • LL&PP dạy học tiểu học
  • LL&PPDH bộ môn Toán

Website chính thức của Trường Đại học Tây Bắc (Tay Bac University).

QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG

Liên kết website

  • Các khoa, trường
  • Các phòng chức năng
  • Các trung tâm
  • Trang mạng xã hội
  • Website Trường cũ

Truy cập nhanh

  • Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Tin tức - Sự kiện
  • Thông tin Tuyển sinh
  • Cổng Thông tin Đào tạo
  • Quản lý VB và Điều hành

Liên hệ

  • (+84) 212.3.751.700
  • contact@utb.edu.vn
  • Đường Chu Văn An, tổ 2, phường Quyết Tâm, TP. Sơn La, tỉnh Sơn La.
© 2020 Trường Đại học Tây Bắc. Xây dựng và phát triển bởi Bộ phận CNTT.