1. GIỚI THIỆU CHUNG

Đào tạo kỹ sư Nông học có đầy đủ kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. Biết cách chọn lựa cây trồng, gieo trồng, chăm sóc, bảo vệ cây trồng và kinh doanh các sản phẩm nông nghiệp nhằm tạo ra các sản phẩm trồng trọt có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững.

2. CƠ HỘI VIỆC LÀM

  • Vị trí công tác: Là cán bộ kỹ thuật, chuyên gia, tư vấn, quản lý, nghiên cứu và giảng dạy trong lĩnh vực trồng trọt.
  • Nơi làm việc: Các cơ quan quản lý, cơ quan sự nghiệp liên quan đến nông nghiệp như Bộ Nông nghiệp và PTNT, Sở Nông nghiệp và PTNT, các trung tâm khuyến nông, trung tâm giống cây trồng, các phòng nông nghiệp, các chi cục Trồng trọt và BVTV, các trung tâm Dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp.... Các doanh nghiệp liên quan đến nông nghiệp. Các Viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu. Các tổ chức trong và ngoài nước liên quan đến nông nghiệp. Các cơ sở giáo dục đào tạo như các trung tâm dạy nghề, các trường trung cấp, cao đẳng, đại học… Tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp.

3. CHUẨN ĐẦU RA

3.1 Chuẩn kiến thức

  • Biết vận dụng được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các hoạt động; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế tế phù hợp với chuyên ngành đào tạo vào giải quyết những vấn đề thực tiễn trong hoạt động nghề nghiệp và cuộc sống.
  • Biết vận dụng kiến thức cơ sở ngành: sinh lý, hóa sinh thực vật, di truyền và chọn tạo giống cây trồng, nông hóa, thổ nhưỡng, bảo vệ thực vật và quản lý cây trồng tổng hợp, phương pháp thí nghiệm đồng ruộng trong lĩnh vực trồng trọt trong hoạt động nghề nghiệp.
  • Biết vận dụng kiến thức chuyên ngành cần thiết, từ khâu chọn giống đến khâu nhân giống, gieo trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản, marketing sản phẩm cây lương thực, cây công nghiệp, cây ăn quả, cây rau, cây thuốc, cây hoa... để đáp ứng yêu cầu sản xuất, tạo ra các sản phẩm an toàn, chất lượng cao cho người sử dụng.
  • Áp dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn được trang bị để phân tích, tổng hợp và giải quyết các vấn đề cụ thể trong lĩnh vực trồng trọt.

3.2 Chuẩn kỹ năng

3.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp

  • Biết liên hệ, vận dụng các kiến thức đã học và thực hành, thực tập vào sản xuất nông nghiệp để giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra.
  • Có kỹ năng quản lý, sử dụng hợp lý, bền vững các tài nguyên thiên nhiên tại địa phương.
  • Có kỹ năng tiếp cận và kết nối thị trường các sản phẩm nông nghiệp.
  • Sử dụng thành thạo phần mềm trong xử lý thống kê như EXCel, IRISTAT, minitab.
  • Sử dụng thành thạo công cụ trong tiếp cận nông thôn, điều tra phân tích, xây dựng chiến lược trong phát triển nông nghiệp nông thôn.

3.2.2. Kỹ năng mềm

  • Có trình độ tiếng Anh tương đương trình độ B.
  • Có khả năng sử dụng thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm tin học chuyên ngành.
  • Có kỹ năng làm việc độc lập, kỹ năng làm việc theo nhóm, kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức công việc, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng đàm phán, kỹ năng thuyết phục....... Giao tiếp, làm việc tốt với cộng đồng.

3.3 Phẩm chất đạo đức

  • Trung thành với Tổ quốc, tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước và nội quy của đơn vị.
  • Có ý thức và năng lực học tập nâng cao trình độ chuyên môn.
  • Có lòng yêu nghề, có đạo đức nghề nghiệp, có lối sống lành mạnh, trung thực.
  • Có thái độ cộng tác, khách quan, công bằng trong công việc.

3.4 Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm

  • Có năng lực tự học, tự nghiên cứu để nâng cao hiểu biết của bản thân về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Người học chủ động tham gia vào quá trình học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm. Từ đó có có khả năng lập kế hoạch, có tư duy sáng tạo, có khả năng phối hợp và làm việc theo nhóm tốt, nhanh chóng thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau sau khi tốt nghiệp ra trường.

4. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Share for UTB