1. CƠ HỘI VIỆC LÀM

  • Học viên tốt nghiệp ra trường có đủ điều kiện, năng lực để nghiên cứu chuyên sâu về Ngôn ngừ ờ các cơ quan nghiên cứu, đơn vị công tác; hoặc, dạy học ờ các trường trung học phổ thông và các trường trung học chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học phù họp với chuvên ngành được đào tạo.
  • Học viên có thể làm việc tại các cơ quan nghiên cứu, các Sở, Ban, Ngành, các lĩnh vực liên quan đến Ngôn ngừ.

2. CHUẨN ĐẦU RA

2.1 Chuẩn kiến thức

2.1.1. Khối kiến thức giáo dục đại cương

  • Hiểu nền tảng triết học, có phương pháp luận trong nhận thức và nghiên cứu thực tiễn đối với các đối tượng thuộc lĩnh vực chuyên môn ngành Khoa học xã hội, chuyên ngành Ngôn ngữ Việt Nam.
  • Đạt trình độ ngoại ngữ từ bậc 3/6 trở lên theo Khung năng lực ngoại ngữ dùng cho Việt Nam tương đương theo Quy chế đào tạo.

2.1.2. Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành

  • Có kiến thức nâng cao về: các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ như phân xuất âm vị học. phân tích nghĩa của từ ra các thành tố nghĩa, phân tích nghĩa của câu, phân tích ngữ pháp (theo thành tố trực tiếp, theo cấu trúc chủ - vị, cấu trúc đề thuyết, phép phân tích cải biến câu...), phương pháp so sánh lịch sử, so sánh loại hình, so sánh đối chiêu...
  • Có kiến thức chuyên sâu về các ngành nghiên cứu cơ bản như: ngữ âm học, từ vựng học, ngữ pháp học; các kiến thức liên ngành như: ngôn ngữ và văn hóa, ngôn ngữ học tâm lí, ngôn ngữ học ứng dụng...
  • Nâng cao khả năng tự nghiên cứu về các địa hạt: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, ngừ dụng học, ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, làm từ điển...

2.1.3. Luận văn

  • Luận văn thạc sĩ phải là một công trình nghiên cứu khoa học sáng tạo của chính học viên, có đóng góp về mặt lí luận và thực tiễn hoặc có kết quả mới trong nghiên cứu một vấn đề khoa học mang tính thời sự thuộc chuyên ngành Ngôn ngữ Việt Nam.
  • Kết quả nghiên cứu trong luận vãn phải là kết quả nghiên cứu của chính tác giả và chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào của tác giả khác.
  • Nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn phải thể hiện ràng tác giả nắm vững và vận dụng được các kiến thức lí thuyết vào thực tiễn nghiên cứu các vấn đề chuyên môn và chứng tỏ được khả năng nghiên cứu của tác giả.

2.2 Chuẩn kỹ năng

2.2.1. Kỹ năng chuyên môn

  • Có khả năng phát hiện giải quyết các vấn đề nảy sinh đối với đối tượng hữu quan liên quan đên ngôn ngữ mà trong quá trình tác nghiệp (nghiên cứu. giảng dạy, biên tập, truyền thông...) cần phải xử lí.
  • Có kĩ năng tự học, tự nghiên cứu; có kĩ năng tư duy, phê phán.
  • Có kĩ năng thực hành tốt về nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ, đáp ứng nhu cầu nghiên cứu và dạy - học ờ các trường đại học, cao đẳng; các trường THCN và các viện nghiên cứu thuộc lĩnh vực chuyên môn.

2.2.2. Kỹ năng mềm

  • Có kĩ năng vận dụng, ứng dụng kiến thức vào các công việc cụ thể.
  • Có kĩ năng làm việc theo nhóm, kĩ năng hợp tác, thuyết phục với đồng nghiệp.
  • Có kĩ năng giao tiếp xã hội mềm dẻo, hòa đồng, hiệu quả với đồng nghiệp.
  • Có khả năng nghiên cứu độc lập, khả năng phát hiện, giải quyết các vấn đề khoa học thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học và tiếng Việt.

2.2.3. Ngoại ngữ

  • Cỏ kĩ năng sử dụng ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp, với bối cảnh xã hội, nâng cao hiệu quả nghiên cứu và dạy học ngôn ngừ Việt Nam.

2.3 Phẩm chất đạo đức

  • Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.
  • Có phẩm chất đạo đức, ý thức chính trị và ý thức xã hội của công dân; Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
  • Tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.
  • Giao tiếp, ứng xử, xây dựng, gìn giữ các mối quan hệ với đồng nghiệp, với học sinh, với xã hội theo chuẩn mực nhà giáo;
  • Thích ứng nhanh với những thay đổi của kinh tế, xã hội, môi trường công tác.
  • Có tác phong mẫu mực và cách thức làm việc khoa học; có tính chuyên nghiệp trong giải quyết vấn đề về dạy học và nghiên cứu khoa học; thích ứng nhanh với với các yêu cầu đổi mới trong chuyên môn và quản lý giáo dục;
  • Trung thực, khiêm tôn và lan tỏa trong chuyên môn, trong nghiên cứu khoa học, trong cuộc sống;
  • Yêu ngành nghề, không ngừng phấn đấu cho sự tiến bộ của bản thân trong công tác, trong lĩnh vực chuyên môn, khoa học chuyên ngành.
  • Chấp hành Luật Giáo dục, các điều lệ, quy chế, và quy định của ngành.
  • Làm việc có kỷ luật và trách nhiệm trong tập thề.
  • Có phâm chất và danh dự của nhà giáo.
  • Thương yêu, tôn trọng, và đối xử công bằng với học sinh. Giúp đỡ học sinh và cộng tác với phụ huynh.
  • Có sự cộng tác với đồng nghiệp và đoàn kết tập thế.
  • Có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
  • Có tinh thần họp tác tốt trong môi trường công tác và các môi trường hoạt động xã hội.
  • Có lối sống lành mạnh phù họp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục.

2.4 Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm

  • Các học viên cao học tốt nghiệp Thạc sĩ Ngôn ngữ Việt Nam có khả năng giảng dạy và làm việc tại các trường đại học, cao đẳng có chuyên ngành Ngôn ngữ học, Việt ngữ học, Ngôn ngữ và văn hóa các dân tộc Việt Nam, Ngôn ngữ khu vực, dạy tiếng, biên tập báo chí, xuất bản và truyền thông...; hoặc công tác tại các viện nghiên cứu về ngôn ngữ; các sở, ban, ngành trong lĩnh vực văn hóa, giáo dục cũng như các cơ quan Nhà nước có nhu cầu sử dụng cán bộ có trình độ cao vê ngôn ngữ học.
  • Có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và phức tạp; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá, cải tiến và tự chịu trách nhiệm vê các hoạt động chuyên môn ở quy mô lớn.

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Share for UTB