1. CƠ HỘI VIỆC LÀM

  • Học viên tốt nghiệp ra trường có đủ điều kiện, năng lực đế nghiên cứu chuyên sâu về Toán học và Phương pháp giảng dạy toán ở các cơ quan nghiên cứu, đơn vị công tác; hoặc, dạy học ở các trường trung học phô thông và các trường trung học chuvên nghiệp, cao đẳng và đại học phù hợp với chuyên ngành được đào tạo.
  • Học viên có thề làm việc tại các cơ quan nghiên cứu, các Sở, Ban, Ngành, các lĩnh vực liên quan đến Toán học và Khoa học giáo dục.

2. CHUẨN ĐẦU RA

2.1 Chuẩn kiến thức

2.1.1. Khối kiến thức chung

  • Nắm vững nền tảng Triết học, từ đó giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên và xã hội theo quan điềm duy vật biện chứng.
  • Nắm vững chủ nghĩa Mác - Lê nin và phân tích, học tập được tư tưởng và đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Thể hiện lập trường vừng vàng, và sằn sàng tham gia bảo vệ Tô quôc.
  • Đạt trình độ ngoại ngữ tương đương trình độ B1 theo khung tham chiếu châu Âu (hoặc Tiếng Anh 4.5 IELTS hoặc 477 TOEFL).

2.1.2. Khối kiến thức chung theo lĩnh vực

  • Có phương pháp luận nghiên cứu khoa học tiên tiến áp dụng vào giải quyết các vấn đề của ngành Giáo dục học, chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán.
  • Phân tích được mối liên hệ giữa các yếu tố trong tự nhiên, mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên; đề xuất được biện pháp tích cực bảo vệ và phát triên môi trường.
  • Phân tích và giải thích được cơ sở toán học của ưi thức toán trong chương trình phổ thông; Đặc biệt là phân tích được nhưng ứnu dụng cơ bản của toán giải tích và đại số tuyến tính trong cơ học, vật lý, và hóa học.
  • Nắm vữne được kiến thức cơ bản của toán học; có khả năng vận dụng tri thức và phương pháp liên nghành trong tiếp cận và nghiên cứu toán học nói chung và phương pháp dạy học toán học nói riêng.

2.1.3. Kiến thức chung của khối ngành

  • Tồng hợp các kiến thức chuyên sâu về cơ sở toán học hiện đại. Phân tích và tồng hợp được các vấn đề lý thuyết nâng cao của chươne trình môn Toán ở phổ thông như: giải tích, đại sô, xác xuất, thông kê, toán ứng dụng, và mối quan hệ giữa các ngành và các bộ môn trong toán học.
  • Vận dụns được các kiến thức của lý luận dạy học môn Toán vào thực tiễn nghiên cứu và dạy học môn Toán;
  • Giải thích được các vấn đề lý luận và phương pháp luận về tâm lý học, giáo dục học, lý luận dạy học hiện đại;
  • Phân tích được các vấn đề lý luận và phương pháp luận trong quản lý, thiết kế và xây dựng chương trình môn học;
  • Phân tích và hệ thống được các vấn đề về lý thuvết nâng cao, chuyên sâu về chuyên ngành toán bậc phổ thông và đại học.
  • Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới quá ưình hình thành và phát ưiền tâm lý của con người, các mối quan hệ giữa quá trình dạy học và quá trình hình thành và phát triển tâm lý học sinh.
  • Phân tích được các khái niệm, mục đích, mục tiêu, chức năng, và nhiệm vụ của giáo dục, và các quan điểm lãnh đạo và chính sách về giáo dục của Đảng và Nhà nước; đề ra được các cách thức tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường.
  • Phân tích được các giá trị sống và kĩ năng sống, các giá trị thẩm mĩ, và tư vấn tâm lý học đường.
  • Phân tích được những đặc trưng và bản chất của quá trình dạy học, công nghệ dạy học, mối quan hệ biện chứng giừa dạy và học; lựa chọn được phương pháp và công nghệ dạy học phù hợp.
  • Xây dựng được quy trình kiềm tra đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh.

2.1.4. Khối kiến thức chung của nhóm ngành

  • Phân tích và giảng giải, hệ thống hóa và trình bày tồng quan được các vấn đề ữong mồi lĩnh vực của phương pháp dạy học nói chung và phương pháp giảng dạy toán nói riêng.

2.1.5. Khối kiến thức ngành và bổ trợ

  • Hệ thống được các kiến thức cơ bản của Toán học chuyên ngành và chuyên sâu trong một số lĩnh vực phục vụ cho nghiên cứu và giảng dạy toán bậc phổ thông và đại học. Có khả năng phát triền nghiệp vụ chuyên ngành theo khả năng và lựa chọn cá nhân.
  • Xác định được các nội dung kiến thức bồ trợ cho nghiên cứu và giảng dạy Toán bậc phổ thông và đại học.
  • Hoàn thành một kết quả cá nhân trong trình bày tổng quan một vấn đề, hoặc nghiên cứu một vân đê chuyên sâu trong toán học hoặc khoa học giáo dục (đôi với luận văn), hoặc có kiến thức sâu sắc về các môn cơ bản thuộc toán học và khoa học giáo dục.

2.1.6. Luận văn

  • Luận văn thạc sĩ phải là một công trình nghiên cứu khoa học sáng tạo của chính học viên, có đóng góp vê mặt lí luận và thực tiên hoặc có kêt quả mới trong nghiên cứu một vấn đề khoa học mang tính thời sự thuộc chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn toán.
  • Kết quả nghiên cứu trong luận văn phải là kết quả nghiên cứu của chính tác giả và chưa được công bố ừong bất cứ công trình nghiên cứu nào của tác giả khác.
  • Nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn phải thể hiện rằng tác giả nắm vừng và vận dụng được các kiến thức lí thuyết vào thực tiễn nghiên cứu các vấn đề chuyên môn và chứng tò được khả năng nghiên cứu của tác giả.

2.2 Chuẩn kỹ năng

2.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp

  • Xây dựng được các công cụ phù hợp phục vụ giảng dạy; sử dụng hiệu quả các công cụ hỗ trợ dạy học sẵn có; phát huy các điều kiện của nhà trường, của gia đình và của xã hội trong dạv và học.
  • Sử dụng các thông tin được xử lý về chưcmg trình dạy học, nội dung môn học, người học, và môi trường học thuật để xác định được các hình thức dạy học, phưong pháp dạy học, phưong tiện dạy học.
  • Nhận diện và lựa chọn được phương án xử lý phù họp trong các tình huống sư phạm.
  • Triển khai được quy trình giảng dạy, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập và sự tiến bộ của học sinh. Sử dụng được các thông tin đánh giá kết quả học tập của người học, hỗ trợ và theo dõi sự tiến bộ của người học; điều chinh và nâng cao chất lượng dạy học.
  • Xây dựng và triển khai được hồ sơ, kế hoạch công tác giáo viên chủ nhiệm, giáo dục, quản lí học sinh cho các giai đoạn: năm học, học kì, tháng, và tuần.
  • Xây dựng và tồ chức được các hoạt động giáo dục ngoài lớp học và ngoài nhà trường.
  • Tư vấn và khuyến khích người học tự ra quyết định và giải quyết các vấn đề của họ, có phương pháp khơi dậy lòng tự trọng, tự tôn các giá trị sống.
  • Biết cách điều chỉnh hành vi và thái độ, và tự hoàn thiện bản thân.
  • Tồ chức hoạt động nhận thức, phát triển tư duy, năng lực học sinh trong dạy học môn Toán; vận dụng lý luận của tư tưởng đánh giá truyền thống và đồi mới vào đánh giá kết quả học tập, đánh giá năng lực toán học của học sinh;
  • Xây dựng và phát triển chương trình dạy học môn Toán ở trường phồ thông, trường đại học theo yêu cầu của các xu hướng phát triền của giáo dục; cập nhật, khai thác, xử lý các thông tin về những tiến bộ trong nghiên cứu tâm lý học, giáo dục học, lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán;
  • Tổ chức các hoạt động nghiên cứu một đề tài cụ thể; phát hiện, tư duy, giải quyết các vấn đề của lý luận và thực tiễn về lĩnh vực giáo dục liên quan tới chuyên ngành, về nội dung dạy học Toán một cách lôgic, có hệ thông; nâng cao khả năng làm việc độc lập, sáng tạo;
  • Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và các phương tiện dạy học hiện đại trong việc hỗ trợ dạy học môn Toán một cách có hiệu quả.
  • Phân tích và nhận diện được các vấn đề nảy sinh trong quá trình triền khai kế hoạch dạy học và nghiên cứu.
  • Tìm kiếm, khai thác, xử lý được các thông tin cập nhật của khoa học chuyên ngành và liên ngành để nghiên cứu. vận dụng vào thực tế, phục vụ cho học tập, bồi dường và phát triển nghề nghiệp.
  • Xác định được các vấn đề nghiên cứu, vận dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học hiệu quà vào đề tài cụ thề trong dạy học, nghiên cứu toán học hay khoa học giáo dục.
  • Nhận diện, so sánh và phân tích được một cách hệ thống các vấn đề trong học tập, nghiên cứu, và giảng dạy.
    Vận dụng toàn diện các kiến thức để tổ chức các hoạt động dạy học.
  • Đánh giá, phân tích được những thay đổi, biến động trong bối cảnh xã hội, hoàn cảnh và môi trường làm việc.
  • Điều chỉnh và cải tiến phương pháp giảng dạy phù hợp với hoàn cảnh, và nghiên cứu phục vụ xã hội và cộng đồng.
  • Nhận diện, phân tích và đánh giá được điểm mạnh, diêm yếu, cơ hội, thách thức, xu thế thay đổi và phát triển của tổ chức, đơn vị nơi làm việc.
  • Có biện pháp điều chỉnh bản thân, và đóng góp vào sự phát triển chung của tổ chức.
  • Vận dụng được những kiến thức, kĩ năng chuyên môn và nghiệp vụ vào dạy học và nghiên cứu.
  • Tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu và năng lực của bản thân; sử dụng được các kết quả tự đánh giá vào việc bồi dưỡng, phát triển nghề nghiệp.

2.2.2. Kỹ năng mềm

  • Xây dựng được kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng phù hợp với thời gian và hoàn cảnh.
  • Sử dụng được công nghệ thông tin trong tìm kiếm thông tin phục vụ học tập, nghiên cứu và giảng dạy.
  • Có năng lực tự định hướng phát triển cá nhân, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn giáo dục toán học; cập nhật, triển khai các thành tựu mới nhất ở Việt Nam và trên thê giới về lĩnh vực lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán cho các ngành, các địa phương;
  • Có năng lực tư duy và giải quyết vấn đề trong lý luận và thực tiễn dạy học một cách lôgic, hệ thống;
  • Có năng lực làm việc hợp tác trong giảng dạy và nghiên cứu về lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán.
  • Thành lập và tổ chức được các hoạt động nhóm; biết cách phối hợp các thành viên ưong nhóm, và các nhóm khác trong làm việc.
  • Sáng tạo, quvết đoán và bản lĩnh trong công việc. Có phương pháp thuyết phục sự đồng thuận tập thể.
  • Nhận diện, phát hiện và nhân rộng được những nhân tố tích cực trong mỗi cộng đồng.
  • Có phương pháp khơi dậy và đánh thức tiềm năng cá nhân.
  • Phối hợp và sử dụng được các phương tiện, các nguyên tắc và kĩ thuật giao tiếp ngôn ngữ và phi ngôn ngữ; làm chủ được cảm xúc của bản thân, giải quyết tốt các xung đột, biết thuyết phục và chia sẻ.
  • Giao tiếp hiệu quả với các thành viên trong hoạt động nhóm;
  • Lập kế hoạch, tổ chức, phối họp và huy động được các nguồn lực cùng tham gia giải quyết nhiệm vụ.
  • Sử dụng được ít nhất một ngoại ngữ (đặc biệt là Tiếng Anh) trong giao tiếp xã hội.
  • Đọc hiểu các tài liệu chuyên môn bằng tiếng Anh;
  • Có kỹ năng sừ dụng tiếng Anh phù hợp với yêu cầu nghề nghiệp, với bối cành xã hội đề nâng cao hiệu quả nghiên cứu và dạy học môn Toán.
  • Kiên định và ứng phó với sự việc.

2.3 Phẩm chất đạo đức

  • Yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.
  • Có phẩm chất đạo đức, ý thức chính trị và ý thức xã hội của công dân;
  • Chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
  • Tham gia các hoạt động chính trị - xã hội; thực hiện nghĩa vụ công dân.
  • Giao tiếp, ứng xử, xây dựng, gìn giữ các mối quan hệ với đồng nghiệp, với học sinh, với xã hội theo chuẩn mực nhà giáo;
  • Thích ứng nhanh với những thay đổi của kinh tế, xã hội, môi trường công tác.
  • Có tác phong mẫu mực và cách thức làm việc khoa học; có tính chuyên nghiệp trong giải quyết vấn đề về dạy học và nghiên cứu khoa học; thích ứng nhanh với với các yêu cầu đổi mới trong chuyên môn và quản lý giáo dục;
  • Trung thực, khiêm tốn và lan tỏa trong chuyên môn, trong nghiên cứu khoa học, trong cuộc sống;
  • Yêu ngành nghề, không ngừng phấn đấu cho sự tiến bộ của bản thân trong công tác, trong lĩnh vực chuyên môn, khoa học chuyên ngành.
  • Chấp hành Luật Giáo dục, các điều lệ, quy chế, và quy định của ngành.
  • Làm việc có kỳ luật và trách nhiệm trong tập thể.
  • Có phẩm chất và danh dự của nhà giáo.
  • Thương yêu, tôn trọng, và đối xử công bằng với học sinh. Giúp đỡ học sinh và cộng tác với phụ huynh.
  • Có sự cộng tác với đồng nghiệp và đoàn kết tập thể.
  • Có phẩm chất chính trị đạo đức tốt, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;
  • Có tinh thần hợp tác tốt trong môi trường công tác và các môi trường hoạt động xã hội.
  • Có lối sống lành mạnh phù hợp với bản sắc dân tộc và môi trường giáo dục.

2.4 Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm

  • Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triên năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dân dăt chuyên môn;
  • Có năng lực làm chủ kiến thức chuyên ngành, có thề đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo;
  • Có tư duy phản biện; có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát ưiển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ;
  • Có kiến thức tồng họp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo.
  • Có khả năne tự định hướng phát triên năng lực cá nhân, thích nshi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và nâng lực dẫn dắt chuyên môn.
  • Có khả năng tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm và nghiên cứu khoa học theo đúng chuyên ngành đào tạo.
  • Người học có năng lực học tiếp bậc học cao hơn đối với chuyên ngành lý luận và phương pháp dạv học bộ môn Toán hoặc các chuyên ngành gần;
  • Có khả năng tham dự các lớp tập huấn với chuyên môn sâu về Giáo dục học phục vụ cho việc đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục của Việt Nam.
  • Có năng lực xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thế trong quản lý và hoạt động chuyên môn;
  • Có khả năng nhận định đánh giả và quvết định phương hướng phát triền nhiệm vụ công việc được giao; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề liên quan.
  • Có năng lực để đưa ra được những kết luận và đánh giá mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ;
  • Có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.
  • Có năng lực bảo vệ và tự chịu trách nhiệm về những kết luận về chuyên môn thuộc lĩnh vực được đào tạo.

3. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Share for UTB