1. GIỚI THIỆU CHUNG

Đào tạo cán bộ kỹ thuật có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; có ý thức tôn trọng và chấp hành nghiêm, đầy đủ các chính sách, pháp luật của nhà nước; có tinh thần yêu nước và tự hào dân tộc; có sức khỏe tốt để làm việc. Đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học có kiến thức và kỹ năng về lâm sinh; có thái độ lao động nghiêm túc và có đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ; có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ Lâm học. Có năng lực giao tiếp, tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu công việc, nhất là năng lực ngoại ngữ chuyên ngành quản lý tài nguyên rừng.

2. CƠ HỘI VIỆC LÀM

  • Các cơ quan kiểm lâm, cảnh sát môi trường; Vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên; Các cơ quan quản lý, doanh nghiệp về nông lâm nghiệp và phát triển nông thôn các cấp; Các cơ quan nghiên cứu, đào tạo và tư vấn các cấp về lâm nghiệp, sinh thái, tài nguyên và môi trường; Các tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực lâm nghiệp và phát triển nông thôn, bảo vệ tài nguyên và môi trường...

3. CHUẨN ĐẦU RA

3.1 Chuẩn kiến thức

3.1.1. Khối kiến thức chung

  • Biết vận dụng được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh trong các hoạt động; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế tế phù hợp với chuyên ngành đào tạo vào giải quyết những vấn đề thực tiễn trong hoạt động nghề nghiệp và cuộc sống.

3.1.2. Khối kiến thức chung cơ sở ngành

  • Có kiến thức về Sinh thái môi trường, Sinh thái rừng bao gồm: kiến thức về sinh thái quần xã thực vật rừng, các đặc điểm cấu trúc rừng, các quy luật động thái rừng, phân loại rừng làm cơ sở để để xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng.
  • Có kiến thức về sinh lý thực vật để hiểu và giải thích được các hoạt động sinh lý xảy ra trong cây, mối quan hệ giữa các hoạt động sinh lý và các nhân tố sinh thái và trên cơ sở đó mà điều chỉnh cây trồng theo hướng có lợi cho con người.
  • Có các kiến thức về hình thái và phân loại thực vật rừng bao gồm : các dạng hình thái thực vật cơ bản (Rễ, thân, lá, hoa, quả, hạt) của các loài thực vật (cây rừng) làm cơ sở cho việc tiếp thu môn học có liên quan: Cây rừng, ĐDSH, Lâm sinh học, LSNG….; những phương pháp, nguyên lý phân loại, cấu tạo tên khoa học thực vật và những đặc điểm nhận biết nhanh bằng mắt thường giữa các họ thực vật với nhau (Dựa vào hình thái lá, thân, rễ…).
  • Có kiến thức cơ sở về trắc địa bản đồ, thành lập bản đồ địa hình bằng các phương pháp đo vẽ mặt đất, kiến thức sử dụng bản đồ địa hình. ứng dụng kiến thức này để sử dụng và do vẽ bản đồ lâm nghiệp.
  • Có kiến thức về đất lâm nghiệp bao gồm: hiểu được nguồn gốc hình thành đất, quy luật phân bố các loại trên địa cầu, những đặc tính về hình thái, lý học, hóa học và sinh học của đất, cùng với phương hướng sử dụng, cải tạo và bảo vệ đất, để nâng cao độ phì đất, nhằm đạt năng suất cây trồng cao và ổn định.
  • Có kiến thức cơ bản về thống kê toán học trong lâm nghiệp bao gồm: Kiến thức cơ bản về nguyên lí và phương pháp xử lí, phân tích số liệu thực nghiệm trong lĩnh vực lâm nghiệp, lượng hóa các quy luật phát sinh, phát triển của tài nguyên rừng nói riêng, của tự nhiên và xã hội nói chung. Sử dụng được một số các phần mềm thống kê toán học trong lâm nghiệp để xử lý số liệu, phân tích số liệu, ...trong lâm nghiệp
  • Có kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học và ứng dụng các phương pháp nghiên cứu khoa học trong việc viết các đề cương nghiên cứu khoa học, đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến lĩnh vực lâm sinh.

3.1.3. Khối kiến thức chung chuyên ngành

  • Sinh viên có kiến thức về Thực vật rừng, Động vật rừng. Ứng dụng các kiến thức này để nhận biết, nhận dạng các loài động vật, thực vật phổ biến, các loài quý hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng.
  • Có kiến thức cơ bản về công nghệ GIS, viễn thám nói chung và ứng dụng của công nghệ này trong ngành lâm nghiệp.
  • Có kiến thức về điều tra rừng, sản lượng rừng cơ bản nhất bao gồm: kiến thức về quy luật hình dạng thân cây, quy luật kết cấu lâm phần, các quy luật sinh trưởng, tăng trưởng cây rừng, phương pháp điều tra tài nguyên rừng và dự báo sản lượng rừng trong tương lai.
  • Có kiến thức về Côn trùng rừng, Bệnh cây rừng, và ứng dụng những kiến thức này để xây dựng các phương án phòng trừ sâu bệnh hại rừng và vườn ươm cây rừng.
  • Có kiến thức về kỹ thuật lâm sinh từ đó đề xuất và thực hiện các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp cho từng đối tượng, từng giai đoạn phát triển của rừng.
  • Có cơ sở lý thuyết và kỹ năng thực thi các biện pháp kỹ thuật trong công tác trồng rừng; Thiết kế xây dựng vườn ươm, thiết kế các biện pháp kỹ thuật gieo ươm và kỹ thuật trồng rừng, trồng rừng thâm canh, kỹ thuật gây trồng một số loài cây chủ yếu.
  • Có kiến thức về cơ sở khoa học và các phương pháp cải thiện phẩm chất toàn diện của các giống cây trồng lâm nghiệp nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, xây dựng rừng trồng có năng suất và chất lượng sản phẩm cao
  • Có kiến thức về đa đạng sinh học, giải thích được các nguyên nhân gây suy thoái đa dạng sinh học, các phương thức bảo tồn đa dạng sinh học, điều tra giám sát đa dạng sinh học. Ứng dụng những kiến thức này để lập kế hoạch và xây dựng phương án điều tra giám sát đa dạng sinh học và đề xuất các biện pháp bảo tồn.

3.2 Chuẩn kỹ năng

3.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp

  • Có kỹ năng phân tích các đặc điểm của rừng, tự thiết kế, lập kế hoạch nghiên cứu, đánh giá đặc điểm tài nguyên từng làm cơ sở đề xuất các biện pháp chăm sóc và phát triển rừng.
  • Sử dụng thành thạo máy đo cường độ quang hợp, máy đo cường độ hô hấp, biết cách tạo tiêu bản giải phẫu và quang sát hiện tượng đóng mở khí khổng, hiện tượng hút nước và mất nước ở tế bào.
  • Kỹ năng nhận biết và mô tả đặc điểm hình thái và phân loại sơ bộ thực vật cấp ngành, bộ, họ thông qua đặc điểm hình thái bên ngoài.
  • Kỹ năng sử dụng thành thạo bản đồ địa hình, các thiết bị, máy đo vẽ mặt đất (địa bàn, máy kinh vĩ, máy toàn đạc,...) để lập lưới khống chế, thành lập bản đồ địa hình.
  • Kỹ năng sử dụng máy móc phục vụ công tác đo cây, điều tra rừng, có kỹ năng nghiên cứu, tổ chức các cuộc điều tra rừng và sử dụng các bảng biểu điều tra rừng khi cần thiết.
  • Kỹ năng tổ chức các hoạt động sản xuất trong công tác trồng rừng từ khâu hạt giống, tạo cây con đến tạo rừng, xác định được tiến độ trồng rừng, quy mô sản xuất và thiết kế biện pháp kỹ thuật phù hợp, cũng như việc chuyển giao các kỹ thuật trồng rừng cho các cơ sở lâm nghiệp địa phương.
  • Kỹ năng bố trí và thiết kế các phương pháp thí nghiệm khảo nghiệm giống cây rừng.
  • Kỹ năng xây dựng, quản lý và khai thác bản đồ kỹ thuật số bằng phương pháp số hóa bản đồ, số liệu đầu vào của GPS và ảnh viễn thám. Sinh viên có khả năng sử dụng thành thạo phần mềm bản đồ Mapinfo khai thác dữ liệu không gian, dữ liệu thuộc tính của bản đồ kỹ thuật số phục vụ các hoạt động trong ngành lâm nghiệp
  • Có khả năng thiết kế, chỉ đạo thực hiện các công trình xây dựng và phát triển rừng; phương pháp tổ chức và thực hiện các công việc điều tra, đánh giá tài nguyên rừng, quy hoạch lâm nghiệp và quản lý sử dụng tài nguyên, thiên nhiên và môi trường, nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ lâm nghiệp.
  • Có kỹ năng thiết kế, thực hiện giải pháp kỹ thuật lâm sinh: tạo rừng, phục hồi, làm giàu rừng, nuôi dưỡng rừng, nông lâm kết hợp, khai thác và sử dụng lâm sản đối với từng loại rừng ở các vùng kinh tế sinh thái khác nhau;
  • Tư vấn, phổ cập và chuyển giao kỹ thuật lâm nghiệp, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật và công nghệ lâm nghiệp, tham gia đào tạo bồi dưỡng cán bộ trung học, công nhân trong lĩnh vực chuyên môn

3.2.2. Kỹ năng mềm

  • Kỹ năng quản lí nhóm, duy trì các hoạt động của nhóm và kỹ năng làm việc với các nhóm khác nhau trong lĩnh vực lâm sinh và các lính vực liên quan đến lâm nghiệp.
  • Có kỹ năng phân công, đánh giá các hoạt động của nhóm và tập thể, huy động các đối tác, đồng nghiệp trong việc thực hiện các công việc thuộc chuyên ngành lâm sinh. Có kỹ năng làm việc và thuyết phục với các cơ quan đối tác như Chi cục lâm nghiệp, các Khu bảo tồn thiên nhiên, các cơ quan trồng rừng,...trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao.
  • Tư vấn các vấn đề chuyên môn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nghiên cứu khoa học trong lâm nghiệp;
    Kỹ năng văn phòng: sử dụng thành thạo vi tính văn phòng để soạn thảo các văn bản, hợp đồng, xử lý số liệu trên máy tính... bằng tiếng Việt.
  • Kỹ năng nghiên cứu: có khả năng tự học tập nâng cao kiến thức phục vụ công tác.
  • Kỹ năng giao tiếp bằng tiếng anh tương đương trình độ B

3.3 Phẩm chất đạo đức

  • Có phẩm chất đạo đức tốt, sẵn sàng đương đầu với khóa khăn và chấp nhận rủi ro, kiên trì, linh hoạt, tự tin, chẳm chỉ, nhiệt tình, say mê với công việc.
  • Có lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khỏe tốt để đáp ứng tốt yêu cầu công việc.
  • Có trách nhiệm với xã hội và tuân theo pháp luật, ủng hộ và bảo vệ cái đúng, sáng tạo và đổi mới.

3.4 Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm

  • Có năng lực dẫn dắt về chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo về lĩnh vực Lâm sinh; có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao; dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm trong hoạt động nghề nghiệp; có khả năng tự định hướng, thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau; tự học tập, tích lũy kiến thức, kinh nghiệm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; có khả năng đưa ra được kết luận về các vấn đề chuyên môn, nghiệp vụ thông thường và một số vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật; có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể; có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.

4. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Share for UTB