1. GIỚI THIỆU CHUNG

Đào tạo cán bộ kỹ thuật có trình độ đại học có kiến thức và kỹ năng về Bảo vệ thực vật; có thái độ lao động nghiêm túc và có đạo đức nghề nghiệp, có sức khoẻ; có khả năng hợp tác và quản lý nguồn lực; khả năng thích ứng với công việc đa dạng ở các cơ quan khoa học, quản lý sản xuất, doanh nghiệp hoặc tự tạo lập công việc sản xuất và dịch vụ Bảo vệ thực vật nhằm tạo ra các sản phẩm trồng trọt có năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và hiệu quả kinh tế cao, góp phần bảo vệ môi trường và phát triển nông nghiệp bền vững.

2. CƠ HỘI VIỆC LÀM

  • Vị trí công tác: là cán bộ kỹ thuật, chuyên gia, tư vấn, quản lý, nghiên cứu, kinh doanh và giảng dạy trong lĩnh vực bảo vệ thực vật và trồng trọt.
  • Nơi làm việc: các cơ quan quản lý liên quan đến nông nghiệp như: Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Cục Trồng trọt, Cục Bảo vệ thực vật, các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, các Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực; các phòng nông nghiệp vv...Các cơ quan sự nghiệp như: các trung tâm trực thuộc trung ương và địa phương; các viện nghiên cứu nông nghiệp; các trường đại học, cao đẳng; các trung tâm dạy nghề thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vự nông nghiệp.

3. CHUẨN ĐẦU RA

3.1 Chuẩn kiến thức

  • Biết vận dụng được các nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh trong các hoạt động; có kiến thức cơ bản trong lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế tế phù hợp với chuyên ngành đào tạo vào giải quyết những vấn đề thực tiễn trong hoạt động nghề nghiệp và cuộc sống.
  • Mô tả và giải thích được kiến thức cơ bản về sinh lý, sinh hóa, canh tác và chọn giống cây trồng.
  • Mô tả và giải thích được các kiến thức cơ bản về côn trùng học, bệnh cây học và hóa Bảo vệ Thực vật.
  • Mô tả và giải thích được đặc điểm hình thái, phân loại, sinh học, cơ chế gây hại, sinh thái của các loài dịch hại chính thuộc nhóm côn trùng, nhện nhỏ, nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng, cỏ dại và động vật hại trên cây trồng và sản phẩm cây trồng. Nắm vững nguyên lý và phương hướng phòng trừ dịch hại cây trồng, biết sử dụng các loại thuốc Bảo vệ thực vật hợp lý; biết liên hệ, vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn sản xuất nông nghiệp; có kiến thức quản lý, điều hành, kiến thức pháp luật và bảo vệ môi trường.

3.2 Chuẩn kỹ năng

3.2.1. Kỹ năng nghề nghiệp

  • Có kỹ năng vận dụng các kiến thức tổng hợp để giải quyết vấn đề đặt ra trong sản xuất nông nghiệp; có kỹ năng chỉ đạo thực hiện các biện pháp kỹ thuật phòng trừ sâu, bệnh hại cây nông nghiệp hợp lý, đạt hiệu quả cao phù hợp với điều kiện, quy mô ở từng địa phương, vùng miền.
  • Có kỹ năng lập kế hoạch và triển khai các tiến bộ khoa học công nghệ chuyên ngành vào sản xuất; có kỹ năng nghiên cứu khoa học chuyên ngành.
  • Có kỹ năng tiếp cận và kết nối thị trường các sản phẩm nông nghiệp.
  • Có kỹ năng quản lý, sử dụng hợp lý, bền vững các tài nguyên thiên nhiên tại địa phương.
  • Có kỹ năng điều khiển, phân công và đánh giá hoạt động nhóm, tập thể; biết cách phát triển và duy trì quan hệ với các đối tác.
  • Có năng lực tự học, tự nghiên cứu để nâng cao hiểu biết của bản thân về lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, trong phòng trừ dịch hại cây trồng. Thành thạo phần mềm Microsoft Office, các phần mềm xử lý thống kê như IRISTAT để hoàn thành các báo cáo bằng văn bản và các bài viết trên phương tiện truyền thông.

3.2.2. Kỹ năng mềm

  • Có kỹ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được ý chính của một báo cáo hay bài phát biểu về các chủ đề quen thuộc trong công việc liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, đặc biệt chuyên ngành bảo vệ thực vật; có thể sử dụng thành thạo ngoại ngữ để diễn đạt, xử lý tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết báo cáo có nội dung đơn giản, trình bày ý kiến liên quan đến công việc chuyên môn.
  • Có khả năng sử dụng thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm tin học chuyên ngành.
  • Có kỹ năng đàm phán, thuyết phục và quyết định trên nên tảng nắm vững kiến thức chuyên môn, trách nhiệm với xã hội và tuân theo luật pháp.
  • Có năng lực làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm; có kỹ năng lập kế hoạch và tổ chức thực hiện công việc; có kỹ năng giao tiếp, lắng nghe, đàm phán, thuyết phục và làm việc cộng đồng.

3.3 Phẩm chất đạo đức

  • Có phẩm chất đạo đức tốt, sẵn sàng đương đầu với khóa khăn và chấp nhận rủi ro, kiên trì, linh hoạt, tự tin, chẳm chỉ, nhiệt tình, say mê với công việc.
  • Có lương tâm nghề nghiệp, có thái độ hợp tác với đồng nghiệp, tôn trọng pháp luật và các quy định tại nơi làm việc, có sức khỏe tốt để đáp ứng tốt yêu cầu công việc.
  • Có trách nhiệm với xã hội và tuân theo pháp luật, ủng hộ và bảo vệ cái đúng, sáng tạo và đổi mới.

3.4 Năng lực tự chủ, tự chịu trách nhiệm

  • Có năng lực dẫn dắt chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo, có sáng kiến trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;

  • Có khả năng lập kế hoạch, có khả năng làm việc độc lập và có năng lực lập kế hoạch, điều phối, phát huy trí tuệ tập thể, phối hợp và làm việc theo nhóm tốt, nhanh chóng thích nghi với các môi trường làm việc khác nhau sau khi tốt nghiệp ra trường. Có năng lực đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn ở quy mô trung bình.

4. CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

Share for UTB