In bài này
Phạm Hồng Sơn - Phạm Thế Song
Chuyên mục: Tin tức

Thực hiện Kế hoạch năm học, ngày 15 tháng 3 năm 2020, Bộ môn Vật lý, Khoa Khoa học Tự nhiên – Công nghệ, Trường Đại học Tây Bắc đã phối hợp với Tổ chuyên môn Vật lý - Kỹ thuật, Trường THPT Mường Bú tổ chức thành công một số hoạt động dạy học. Nội dung tổ chức dạy học thuộc chương trình vật lý THPT. Hoạt động này nằm trong kế hoạch năm học 2020 – 2021.

Triển khai hoạt động nêu trên, Ban Tổ chức hướng tới hai mục tiêu chính:

Để tổ chức hoạt động này, hai tổ chuyên môn đã seminar hội thảo lần 1 vào ngày 15 tháng 12 năm 2020. Sau khi bàn bạc và thống nhất, các thầy cô giáo của hai đơn vị đã quyết định lựa chọn hai chủ đề: Lực ma sát (lớp 10) và Dòng điện trong các môi trường (lớp 11) để tiến hành hai hình thức dạy học tương ứng là ngoại khóa và chính khóa. Để đạt được kết quả như mong muốn, các thầy cô giáo đã xây dựng và nghiêm ngặt thực hiện 4 hoạt động. Song song với 4 hoạt động là các mục tiêu cần đạt như sau:

TT

Hoạt động

Mục tiêu

1

Thiết kế bài học (giáo án)

Vận dụng lý luận dạy học và các nguồn lực khác để lập kế hoạc bài học.

2

Giảng viên, sinh viên thảo luận với giáo viên phổ thông.

Thống nhất mục tiêu, phạm vi, nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức, phương tiện và thiết bị, phương án kiểm tra đánh giá đối với bài dạy. Những phương án, tình huống có thể xảy ra để thực hiện tốt bài dạy

3

Dự giờ, rút kinh nghiệm

Phân tích, đánh giá giờ dạy, góp ý với đồng nghiệp về bài dạy. Chỉnh sửa kế hoạch bài học.

4

Thực hiện kế hoạch bài học (đã chỉnh sửa) ở một lớp khác.

Điều chỉnh, hoàn thiện hơn kế hoạch bài học.

 

 

Các em học sinh khối 11 với bài học ‘‘Dòng điện trong các môi trường’’

Trong quá trình thiết kế và thực hiện bài dạy, giáo viên đã sử dụng tối đa điều kiện cơ sở vật chất hiện có, tạo không gian học tập an toàn, thân thiện, phương pháp dạy học hiện đại, tích cực, thay thế lối dạy học thuyết trình bằng những câu hỏi đơn giản, gợi ý bằng hình ảnh, ví dụ trực quan, trải nghiệm thực tế. Quan tâm đến phản hồi, thái độ, tình cảm của học sinh, tạo cơ hội để tất cả học sinh thể hiện, phát triển năng lực của mình.

 

Thầy giáo Phạm Hồng Sơn và các em học sinh lớp 10D trong giờ học trải nghiệm sáng tạo với chủ đề ‘‘Lực ma sát’’

Tham gia giờ học, về phía học sinh, các em học sinh tích cực thảo luận nhóm, tự tin trình bày, phát hiện và giải quyết khá tốt những vấn đề của bài học, hứng thú và thấy rằng kiến thức bài học là những ứng dụng hữu ích trong thực tế mà trước đây chưa biết.

Dự giờ và thăm lớp, các sinh viên đến từ Trường Đại học Tây Bắc được học tập, trải nghiệm thực tế một bài dạy từ khi hình thành ý tưởng, lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học, đặc biệt là sự tương tác giữa giáo viên với học sinh trong các tình huống bài học, theo dõi, phân tích diễn biến tâm lý, biểu hiện hành vi, hình thành thái độ, tình cảm của học sinh. Điều này chỉ có được khi có sự đồng thời hướng dẫn của cả giảng viên và giáo viên phổ thông.

Những hoạt động dạy – học nói trên không chỉ có ý nghĩa đối với người học mà còn là cơ hội để giáo viên và giảng viên tự nhìn lại quá trình giảng dạy một cách sát thực và khách quan hơn. Đánh giá lại những ưu điểm và những tồn tại cần điều chỉnh, nhằm đem lại phương án tối ưu trong truyền thụ kiến thức.

 

Các thầy cô giáo, các anh chị sinh viên K59 ĐHSP Vật Lý chụp ảnh lưu niệm với các em học sinh lớp 10D

Hoạt động dạy và học trải nghiệm của Bộ môn Vật lý tại Trường THPT Mường Bú đã khép lại. Sự nỗ lực của thầy cô, sinh viên và học sinh ở hai đơn vị đánh dấu sự thay đổi chính mình. Tương tác và chuyển giao kĩ thuật dạy học, kết nối và phục vụ cộng đồng là việc nên phát huy ở môi trường đại học tiên tiến.

Share for UTB