Thông tin chung
- Tên đầy đủ: Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Chuyển giao công nghệ
- Địa chỉ Email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.
Nhiệm vụ của Trung tâm
Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Chuyển giao công nghệ, trường Đại học Tây Bắc được thành lập theo Quyết định số 504/QĐ-ĐHTB-TCCB ngày 10 tháng 10 năm 2008 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc; Quyết định số 815/QĐ-ĐHTB-TCCB ngày 03/9/2015 của Hiệu trưởng Trường Đại học Tây Bắc về việc sát nhập Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm Nông Lâm nghiệp vào Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Chuyển giao công nghệ trực thuộc Trường Đại học Tây Bắc; Với nhiệm vụ của Trung tâm là:
- Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, tăng cường công tác thực hành, thực tập nhằm rèn luyện kỹ năng nghề nghiệp cho sinh viên, đặc biệt với các ngành học thuộc khối kỹ thuật như Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Chăn nuôi, Thủy sản…;
- Tổ chức các học phần Rèn nghề nông lâm tổng hợp cho toàn bộ sinh viên Khoa Nông Lâm các khoá. Sinh viên rèn nghề tại Trung tâm được tiếp xúc trực tiếp với quá trình sản xuất các loại cây trồng, vật nuôi nên học được rất nhiều kiến thức và kỹ năng thực tế;
- Tổ chức đào tạo nghề và các khóa tập huấn ngắn hạn cho lao động nông thôn tại các huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La;
- Hướng dẫn sinh viên khoa Nông Lâm làm đề tài cấp tốt nghiệp, NCKH cấp Trường, cấp Khoa tại vườn thực nghiệm do Trung tâm quản lý;
- Chuyển giao công nghệ và thực hiện triển khai các chương trình, dự án hợp tác với các đối tác trong nước và quốc tế;
Cơ cấu tổ chức, quy mô của Trung tâm
Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Chuyển giao công nghệ có 05 cán bộ viên chức, trong đó: 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc, 01 kế toán, 01 cán bộ kiêm giảng viên và 01 cán bộ kỹ thuật.
- Giám đốc: Cao Đình Sơn, ĐT: 0912966485, địa chỉ email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.;
- Phó Giám đốc: Đào Hữu Bính, ĐT: 0914289128, địa chỉ email: This email address is being protected from spambots. You need JavaScript enabled to view it.;
- Hợp đồng ngắn hạn với Trung tâm: 20 người.
Trình độ đội ngũ: 01 Tiến sĩ, 03 Thạc sĩ, 01 Cử nhân.
Trung tâm được Nhà trường giao quản lý và vận hành hoạt động 02 cơ sở:
- Cơ sở 1: Tổ 2 – Phường Quyết Tâm – TP Sơn La:
+ Tổng diện tích: khoảng 2 ha;
+) Nhà điều hành và nghiên cứu: 01 nhà (530m2); nhà lưới: 05 nhà (2.000m2); nhà kính: 05 nhà (2.000m2); nhà chăn nuôi: 03 nhà (1500m2); nhà trồng nấm: 02 nhà (200m2);
+) Công trình phụ trợ: Hệ thống cung cấp nước, nhà kho, phòng thí nghiệm....;
+) Khu trồng cây ăn quả: Chanh, đào, ổi, bưởi, mận. - Cơ sở 2: Bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La:
+ Cách đường Quốc lộ 6: khoảng 6,5 km;
+ Tổng diện tích dự kiến giao cho Trường ĐH Tây Bắc: 10ha. Xung quanh được bao núi bao bọc. Trong đó: Diện tích đất xây dựng: 1,42 ha; diện tích đất sản xuất: 8,58 ha;
+ Có 08 hệ thống nhà xây kiên cố. Trong đó: 01 nhà hội trường, 01 nhà ở của học viên, 01 nhà bếp ăn chung, 01 nhà cán bộ, 04 nhà học tập.
Thành tựu trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, hợp tác quốc tế
- Tổ chức đào tạo nghề 777 và các khóa tập huấn ngắn hạn cho (51 lớp) lao động nông thôn tại các huyện trên địa bàn tỉnh Sơn La;
- Trung tâm đã chủ trì 10 đề tài cấp tỉnh phối hợp với Sở KHCN các tỉnh Sơn La, Điện Biên và Lai Châu. Các đề tài cấp tỉnh tập trung giải quyết các vấn đề của vùng Tây Bắc liên quan tới các lĩnh vực nông – lâm nghiệp, chủ nhiệm đề tài là cán bộ Trung tâm và các cán bộ của Nhà trường. Số lượng các đề tài có xu hướng tăng trong một số năm gần đây và có xu hướng mở rộng ra các lĩnh vực khác;
- Trung tâm được Nhà trường giao thực hiện 04 đề tài cấp cơ sở, hiện nay có 03 đề tài đã hoàn thành, 01 đề tài dừng tiến độ. Các đề tài triển khai tại Trung tâm nên rất thuận lợi cho việc thực hiện, thuận tiện cho các sinh viên tham gia thực hành, thực tập và tạo giá trị gia tăng cho Nhà trường bằng các sản phẩm từ đề tài;
- Thực hiện 06 hoạt động chuyển giao kỹ thuật làm nhà vòm, tưới tự phun ẩm cho rau, cây Chanh leo và cây ăn quả, tưới nhỏ giọt cho cây ăn quả tại các huyện Sông Mã, Mai Sơn và Quỳnh Nhai;
- Thực hiện 39 chương trình, dự án hợp tác với các đối tác trong nước để triển khai trong các lĩnh vực nông - lâm nghiệp;
- Thực hiện 21 chương trình, dự án hợp tác với các đối tác quốc tế để triển khai các hoạt động, Các dự án quốc tế được ký kết chủ yếu vào giai đoạn 2009 – 2012 với 17/21 dự án, trong 5 năm đầu việc thu hút các dự án quốc tế là khá hiệu quả. Hiện nay, các dự án hợp tác với các đối tác quốc tế không thông qua các đề xuất cá nhân mà chủ yếu qua các thỏa thuận hợp tác với các đối tác;
- Hoạt động sản xuất kinh doanh: